Theo thông tin từ đại hội cổ đông thường niên vừa được tổ chức ngày 6/4, ông Đỗ Minh Toàn tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa cho biết ngân hàng đã thu về 700 tỉ đồng từ việc đầu tư vào trái phiếu Chính phủ trong năm 2020. Hiện tại, ACB đang là một trong những ngân hàng thương mại nắm lượng trái phiếu chính phủ lớn nhất.
Đây cũng là nguồn thu đáng kể đóng góp không nhỏvào lợi nhuận kỷ lục 9.596 tỉ đồng của ACB trong năm 2020. Ông cho biết, năm 2020 tiếp tục là một năm thành công của ACB về mặt tăng trưởng tài sản và giá trị đem lại cho cổ đông.
ACB là một trong những ngân hàng đang nắm lượng trái phiếu Chính phủ lớn
Hiện tại, ACB là một trong những ngân hàng đang nắm lượng trái phiếu Chính phủ lớn, khoảng 6.000 tỉ đồng và ngân hàng sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội ở kênh đầu tư này.
Riêng với trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, ông Đỗ Minh Toàn cho hay chủ trương của ACB là đẩy mạnh bán lẻ, do đó ngân hàng tập trung vào khách hàng cá nhân, thay vì tập trung vào trái phiếu doanh nghiệp.
“Lĩnh vực trái phiếu doanh nghiệp là lĩnh vực khá rủi ro. Cộng thêm Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra cảnh báo về việc kiểm soát tín dụng đối với lĩnh vực có rủi ro. Nhất là với lĩnh vực bất động sản. Tuy nhiên, hội đồng quản trị ACB cũng sẽ xem xét và không loại trừ tìm kiếm cơ hội ở lĩnh vực này khi thị trường thuận lợi”, ông Toàn chia sẻ thêm.
Không phải là ngân hàng duy nhất thu lãi lớn từ trái phiếu Chính phủ
ACB không phải ngân hàng duy nhất thu lãi lớn từ trái phiếu Chính phủ. Năm 2020, do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, cầu tín dụng thấp, thanh khoản dư thừa, nhiều ngân hàng đã tăng đầu tư vào trái phiếu Chính phủ vì không thể cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Việc đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp cũng bị nhà quản lý “tuýt còi”.
Thời điểm đó, hầu hết các phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ đều đạt được tỉ lệ thành công rất cao. Khối lượng đặt thầu gấp 3-4 lần khối lượng gọi thầu. Tuy nhiên, qua năm 2021 tình hình đã thay đổi khi dịch COVID-19 được khống chế;. Nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng lên và các ngân hàng đã phải tăng lãi suất huy động để giữ chân người gửi tiền.
Quý 1 năm nay, nhiều ngân hàng cũng đạt mức lợi nhuận khả quan. SeABank mới đây đã công bố kết quả kinh doanh quý 1 với lợi nhuận trước thuế quý đầu năm đạt 698,3 tỉ đồng. Cao gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, lợi nhuận quý 1-2021 của MSB ước đạt 1.200 tỉ đồng. Cao gấp 4 lần cùng kỳ năm ngoái. VietinBank ước tính lãi trước thuế quý 1 đạt 7.000 – 8.000 tỉ đồng. Chưa gồm phí trả trước từ hợp đồng bán bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) độc quyền với Manulife, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước.
Kết quả kinh doanh khởi sắc và dự kiến phát hành hơn 540 triệu cổ phiếu
Quý 1-2021, ACB lợi nhuận ước đạt 3.105 tỉ đồng, nợ xấu được kiểm soát dưới 1%. Năm 2021, ACB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế khoảng 10.602 tỉ đồng. Tổng tài sản dự tăng 10%. Ngân hàng dự kiến chia cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu với tỉ lệ 25%. Vốn điều lệ dự kiến tăng lên 27.019 tỉ đồng.
Tiết lộ thêm về kết quả kinh doanh trong quý 1/2021. Lãnh đạo ngân hàng này ước tính lợi nhuận khoảng 3,1 nghìn tỷ đồng. Tín dụng đạt 320 nghìn tỷ đồng và huy động đạt 352 nghìn tỷ đồng. Tổng tài sản tính đến cuối quý 1/2021 ước tính 447 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu dưới 1%.
Cũng tại đại hội, ACB đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với lợi nhuận trước thuế mục tiêu là 10.602 tỷ đồng. Tăng hơn 10% so với mức thực hiện năm 2020. Tổng tài sản dự kiến tăng 10% lên hơn 488.000 tỷ đồng. Trong đó tiền gửi khách hàng dự kiến tăng 9%. Tín dụng kỳ vọng tăng 9%, tỷ lệ nợ xấu dự kiến duy trì dưới 2%.
Bên cạnh đó, ACB dự kiến phát hành hơn 540 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu từ lợi nhuận có thể sử dụng chia cổ tức. Sau khi đã trích lập các quỹ và lợi nhuận năm trước còn lại. Dự kiến số lượng cổ phiếu sau khi phát hành là hơn 2,7 tỷ cổ phiếu. Tương đương vốn điều lệ hơn 27.019 tỷ đồng. Thời gian dự kiến hoàn thành phát hành tăng vốn là quý 3/2021.
Xem thêm thông tin trái phiếu khác tại đây