Từ đầu tháng 6/2021 đến hiện nay, tranh thủ thời tiết thuận lợi thì nhiều người dân ở huyện Phong Điền đã tấp nập vào ra vườn thu hoạch Atiso đỏ để bán cho thương lái tại địa phương hay gửi đi các vùng miền khác. Người dân trồng loại cây này ở địa phương cho biết, cây dễ trồng và cho rất nhiều hoa. Cũng không tốn nhiều công chăm sóc nhưng lại có sự phát triển rất tốt và mang lại được hiệu quả kinh tế cao.

Chia sẻ với báo chí, 1 số người dân ở địa phương nói thêm rằng so với các loại cây trồng khác đã vốn đã được canh tác từ lâu như là sắn, ngô, khoai lang… Thì trồng cây Atiso đỏ lấy hoa lại đỡ vất vả khâu chăm sóc, đầu tư ít và thương lái thu mua liên tục cũng cho thu nhập cao hơn.

Atiso đỏ đem lại nguồn thu lớn

Huyện Phong Điền là địa phương duy nhất ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Đưa giống cây Atiso đỏ về trồng cách đây vài năm. Nhờ trồng loại cây này, đến nay nhiều người dân của huyện đã có nguồn thu nhập ổn định. Và hiện đang tiếp tục được mở rộng thêm diện tích.

Từ đầu tháng 6/2021 đến nay, tranh thủ thời tiết thuận lợi. Nhiều người dân huyện Phong Điền đã tấp nập ra vườn thu hoạch Atiso đỏ. Bán cho thương lái tại địa phương hoặc gửi đi các vùng miền khác.

Atiso đỏ đem lại nguồn thu lớn

“Cây Atiso đỏ mỗi năm trồng được 2 vụ, mỗi vụ kéo dài khoảng 4 tháng là cho thu hoạch. Nên hầu như ở đây nhà nào cũng trồng Atiso đỏ. Vừa rồi tôi chỉ mới thu hoạch được khoảng 1 tấn bán được 10 triệu đồng”. Anh Nhơn (trú xã Phong An) đang chăm sóc vườn cây Atiso đỏ cho biết.

Khâu chăm sóc cây trồng nhẹ nhàng

Chia sẻ với báo chí, một số người dân ở địa phương nói thêm. So với các loại cây trồng khác vốn đã được canh tác từ lâu như sắn; ngô, khoai lang… Thì trồng cây Atiso đỏ lấy hoa đỡ vất vả khâu chăm sóc, đầu tư ít. Thương lái thu mua liên tục và cho thu nhập cao hơn.

Bà Lê Thị Thẻo (50 tuổi, trú thôn Phường Hóp, xã Phong An) đang thu hoạch vườn Atiso đỏ của nhà mình. Bà cho biết: “Trước đây chúng tôi hay trồng lạc; khoai lang, sắn… Nhưng cho thu nhập thấp. Nên khi biết được cây Atiso đỏ phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương. Nên vài năm trở lại đây chuyển sang trồng loại cây này”.

Gia đình ông Lê Văn Dũng (xã Phong An) đang thu hoạch 7 sào Atiso đỏ. Ông Dũng cho biết, cây Atiso đỏ được người dân trong xã trồng khoảng 10 năm nay. Và hiện tăng lên hàng chục ha.

Theo ông Dũng, Atiso đỏ này mỗi năm thu hoạch 2 vụ. Trước đây, giá Atiso cao nhất là 12.000 đồng/kg. Hiện nay giá giảm nhẹ, được khoảng 10.000 đồng/kg. Trung bình trồng 1ha cây Atiso 2 vụ sẽ thu được khoảng 10 tấn hoa. Tương đương với khoảng 100 triệu đồng.

Cô gái tiêu biểu trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Tiêu biểu trong số những người trồng loại cây này tại huyện Phong Điền có lẽ là chị Nguyễn Thị Thu Hiền (26 tuổi, xã Phong An, huyện Phong Điền; tỉnh Thừa Thiên Huế). Chị Hiền là một trong những người đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Biến đổi hơn 14ha đất trồng đậu, sắn có năng suất thấp. Thành ruộng hoa có hiệu quả kinh tế cao cho địa phương.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang Atiso

Mở rộng diện tích trồng trọt

Từ một số hạt giống được tặng để trồng làm cảnh lần đầu. Sau một thời gian thử nghiệm, đến nay gia đình chị Hiền đã mở rộng diện tích lên gần 4ha. Trong đó, chị dùng 1ha để nhân giống. Khu vực còn lại để thu hoạch hoa rồi đưa đi chế biến, bán ra thị trường.

Đặc biệt, sau khi vườn cây atisô của gia đình phát triển ổn định, chị Hiền đã đồng thời mở rộng quy mô bằng cách đưa giống cây atisô đến từng nhà, hướng dẫn cách trồng, tư vấn và ký kết hợp đồng thu mua lại sản phẩm cho người dân. Đến nay, diện tích đất dành cho loại cây trên tại địa phương đang tăng lên theo từng năm.

“Mình phải tư vấn kết hợp với bán hàng online để khách hàng quen với sản phẩm, dần dần mới ổn định được thị trường“, chị Hiền nói.

Mở rộng cơ sở sản xuất và chế biến

Với nguồn nguyên liệu dồi dào, chị Hiền tiếp tục mở cơ sở sản xuất và chế biến với 5 sản phẩm gồm rượu, mứt, nước cốt, nước cốt kèo hoa, trà hoa… và liên kết, hợp tác để tiêu thụ sản phẩm cho một số hộ dân.

Với giá bán cho từng sản phẩm dao động từ 250.000 đến 500.000 đồng, mỗi tháng bình quân cơ sở của chị thu khoảng 45 triệu đồng.

Nhiều hộ gia đình thoát nghèo nhờ Atiso đỏ

Theo Chủ tịch UBND xã Phong An, ông Trần Công Phước, diện tích và năng suất trồng cây Atiso đỏ tăng dần qua từng năm, nhiều hộ gia đình ở địa phương thoát nghèo nhờ cây Atiso đỏ.

Nhiều hộ gia đình thoát nghèo nhờ Atiso đỏ

Hiện, xã đang xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất cây Atiso đỏ theo hướng công nghệ sạch. Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ dự án được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế mới đây giao trực tiếp cho Trường đại học Nông Lâm, Đại học Huế chủ trì thực hiện tại huyện Phong Điền với diện tích khoảng 0,5ha, sau đó chuyển giao nhân rộng địa phương khác. Hy vọng đây là hướng đi mới giúp người dân phát triển sản xuất cây Atiso đỏ bền vững lâu dài.

Mở rộng cây trồng Atiso tại vùng biên

Cũng giống như nhiều nông dân ở vùng biên, từ trước đến nay, kinh tế của gia đình của anh Hoàng dựa vào cây lúa là chính. Song do diện tích sản xuất của gia đình hạn chế nên anh Nguyễn Chí Hoàng luôn trăn trở tìm một hướng đi mới phát triển kinh tế gia đình. Sau thời gian mày mò, nghiên cứu, đầu năm 2018, anh Hoàng bắt đầu trồng thử nghiệm 500 cây atiso đỏ trên diện tích 1.000m2. Dù là cây trồng mới nhưng cây atiso đỏ phát triển khá phù hợp với thổ nhưỡng ở vùng biên giới huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp.

Bình quân trên diện tích 1.000m2 cho năng suất trái khoảng 1,5 tấn, atiso tươi có giá dao động từ 30 ngàn – 35 ngàn đồng/kg. Sau khi khấu trừ chi phí, với diện tích 1.000m2, anh Hoàng thu lãi trên 7 triệu đồng, cao hơn gấp đôi so với trồng lúa như trước đây.