Dòng tiền sẽ góp phần làm nóng thị trường đến từ một phần rất ít từ các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp. Đây chính là biểu hiện của thị trường đầu cơ, ngắn hạn và nó có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Về bản chất thì các nhà đầu tư cần phải nhận thức được những cơ hội cũng như rủi ro khi xác định đầu tư chứng khoán.

Họ cần phải có kiến thức tài chính cũng như quản trị tốt tài sản. Họ cũng cần đo lường rủi ro và đối mặt với nhiều mất mát có thể gặp phải. Khi thị trường tăng nóng thì giá cổ phiếu lên cao quá so với giá trị thực. Điều này sẽ đến giai đoạn đổ vỡ về giá. Lãi suất cũng vẫn là một yếu tố quan trọng. Một khi mà lãi suất còn có dấu hiệu tăng trở lại thì trên thị trường sẽ nguội dần và bất kể thị trường nào cũng vậy.

Hiện nay thì để nhận định về thị trường là rất khó cũng không thể đoán trước lúc nào nó sẽ thoái trào. Vì cơ bản thị trường phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh và nó còn kéo theo là hoạt động kinh doanh ở các lĩnh vực. Nếu mọi thứ còn khó khăn và tiền nhàn rỗi của người dân cũng như doanh nghiệp chưa biết đổ vào đâu. Kèm với đó là mặt bằng lãi suất còn thấp, thì đương nhiên sức nóng của thị trường chứng khoán chưa thể ngừng. Cùng stlouisrockets.com phân tích những rủi ro có thể gặp phải khi chứng khoán tăng nóng nhé.

Thị trường đối mặt nhiều rủi ro

Theo ông Nguyễn Hồng Điệp, nguyên lý của TTCK là cho phép được điều chỉnh trong biên 15%-20% vẫn chưa được gọi là “thị trường gấu”. Cho nên nếu xảy ra điều này cũng không nên hoảng hốt, đó là hết sức bình thường. Chỉ vài ngày nữa sàn HoSE sẽ chính thức chạy hệ thống giao dịch mới của FPT. Đây là điều đáng mừng cho tất cả, ít nhất chúng ta có thể khép lại câu chuyện “nghẽn lệnh, đơ bảng” đã kéo dài 7 tháng qua.

Thị trường đối mặt nhiều rủi ro

Chắc chắn tâm lý nhà đầu tư sẽ được cởi bỏ những ức chế khi phải làm “Hiệp sĩ mù”. Rủi ro khi đặt lệnh, rủi ro khi bị “giam giữ” cổ phiếu hoặc tiền do cấm hủy/sửa lệnh, sẽ không còn. Nhưng việc thông sàn không đồng nghĩa với việc thị trường sẽ tăng. Kể cả tâm lý hồ hởi có tạo ra vài khoảnh khắc lóe sáng nhất định, nhưng chắc không kéo dài. Quan điểm của tôi là giai đoạn này thị trường đối mặt với những rủi ro khác.

Câu chuyện về định giá, “tiền rẻ” và ảnh hưởng dịch bệnh

Thứ nhất: Câu chuyện định giá. Khi VN-index tiệm cận vùng 1.400 điểm tương đối nhanh, đồng nghĩa với nhiều cổ phiếu đã có bước tăng giá ấn tượng. Một mặt sự tăng giá này là hợp lý, đến từ bản chất doanh nghiệp. Mặt khác lại có rất nhiều doanh nghiệp “ăn theo”, nhân đà tăng chung tạo game, đẩy giá cổ phiếu lên quá cao. Khi thủy triều rút, sẽ nhìn thấy vài “anh” không “mặc quần”. Chính các “anh” này sẽ phải điều chỉnh giảm về vùng của họ. Nhưng thị trường cũng lại bị ảnh hưởng. Cổ tốt cũng sẽ giảm, cũng sẽ điều chỉnh.

Chứng khoán tăng nóng liên tục

Thứ hai: Câu chuyện “tiền rẻ”. Phải thẳng thắn nhìn nhận là giai đoạn tiền rẻ đã qua đi. Có thể tiền cũng chưa quá thiếu, nhưng chắc chắn sẽ bước vào thời kỳ phải “chắt chiu” hơn. Dù cũng sẽ còn khoảng 2 năm để tiền “thu quân”. Nhưng dòng tiền bơm vào thị trường đã bắt đầu giảm dần.

Thứ ba: Ngấm đòn Covid. Dù thế giới đã bước đầu phục hồi sau đại dịch. Đã có những tăng trưởng đầu tiên. Nhưng Việt Nam chúng ta vẫn bị ảnh hưởng. Những đòn đánh của Covid vào đất nước chúng ta sẽ bị chặn bởi vacxin. Nhưng vẫn để lại những hệ lụy đau buồn. Tháng 6,7,8 năm nay nhiều doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn thực sự. Trong sản xuất kinh doanh. Nhiều khả năng KQKD quý 2 vẫn tốt vì hai tháng 4 và 5. Nhưng quý 3 có thể sẽ khó hơn nhiều. Một khi tăng trưởng chậm lại, lợi nhuận không như kỳ vọng. Sẽ phản ánh ngay vào giá cổ phiếu dù những chỉ số như P/E, P/B hay FV vẫn tiềm năng.