Đồng đô la Mỹ là một yếu tố được chú trọng của các tổng thống Mỹ. Cho dù thuộc vào đảng dân chủ hay cộng hòa. Dù bất cứ đời tổng thống nào đi chăng nữa. Thì việc theo đuổi đồng đô la mạnh luôn là mục tiêu chung. Bởi vì theo Mỹ, đồng đô là mạnh thì họ mới có thể mạnh được. Các bộ trưởng tài chính cũng luôn khẳng định lại điều này. Có lẽ đây là sự nhất quán của toàn bộ nước Mỹ. Tuy nhiên khi đến thời của Biden thì mục tiêu này chưa thấy đâu cả? Liệu có phải Mỹ đã từ bỏ hay do Biden chẳng làm gì được với năng lực của mình?

Đồng đô la Mỹ là gì?

Đồng đô la Mỹ thông thường được chia ra thành 100 cent, (ký hiệu ¢). Trong một cách chia khác, có 1.000 min (mill) trong mỗi đô la; thêm vào đó, 10 đô la còn được gọi là Eagle (đại bàng). Tuy nhiên, chỉ có đơn vị xu mới được dùng rộng rãi; dân chúng Mỹ ít nghe đến “eagle” hay “mill”, tuy mill có khi được dùng trong việc thu thuế. Trong tiền được lưu hành, các đơn vị ít hơn hoặc bằng 1 đô la được phát hành với dạng tiền kim loại trong khi các đơn vị nhiều hơn hoặc bằng 1 đô la được phát hành với dạng tiền giấy (đơn vị 1 đô la có thể theo dạng tiền giấy hay tiền kim loại, nhưng tiền giấy được lưu hành hơn nhiều).

Đồng đô la Mỹ là gì?

Trước đây, tiền giấy đôi khi được phát hành cho các đơn vị ít hơn 1 đô la, và tiền đúc bằng vàng đã được phát hành cho các đơn vị tới 20 đô la. Tiền kim loại được đúc bởi Sở đúc tiền Hoa Kỳ (United States Mint). Tiền giấy được in bởi Cục Khắc và In (Bureau of Engraving and Printing) cho Cục Dự trữ Liên bang từ năm 1914. Chúng được bắt đầu in giấy bạc cỡ lớn, nhưng từ năm 1928 đã đổi thành cỡ nhỏ, không biết vì lý do gì.

Lợi ích của đồng đô la đối với Mỹ

Đồng USD mạnh mang đến hai cái lợi cho Mỹ. Thứ nhất, để có được USD mạnh thì Mỹ cần phải thực thi những chính sách kinh tế cẩn trọng. Thứ hai, với USD mạnh, Mỹ cho thế giới thấy họ tôn trọng những chuẩn mực toàn cầu về quản lý tiền tệ và, đặc biệt, không tìm cách làm cho đồng tiền của mình yếu đi. Điều này cũng củng cố vị thế lãnh đạo của Mỹ trong hệ thống toàn cầu.

Hai lợi thế trên cho phép Mỹ thảo luận (và gây áp lực) với các nước khác về các vấn đề tiền tệ của họ như Mỹ đã từng làm dưới thời Tổng thống Obama với Trung Quốc khi USD mạnh lên trong các năm 2015-2016. Dường như các thị trường tiền tệ toàn cầu sẽ trở nên trật tự và minh bạch hơn so với nếu Mỹ theo đuổi một sách lược tiền tệ khác.

Tuy nhiên, đến thời Tổng thống Trump thì chính sách tiền tệ của Mỹ lại không như vậy. Cựu Bộ trưởng Tài chính Mnuchin đôi lúc đưa ra những tuyên bố mâu thuẫn về USD, lúc thì muốn USD yếu đi, lúc thì ngược lại, thậm chí ngay trong một buổi chiều. Sang đến thời của Tổng thống Biden thì tình hình có vẻ… chưa rõ!

Những tuyên bố liên quan

Một mặt, Bộ trưởng Tài chính Yellen đã tuyên bố trong buổi điều trần tại Nghị viện rằng sẽ để cho thị trường quyết định tỷ giá của USD với các ngoại tệ khác và rằng “Mỹ sẽ không tìm cách làm yếu đồng tiền để đạt lợi thế cạnh tranh”. Bà cũng tuyên bố rằng Mỹ sẽ phản đối nỗ lực làm yếu bản tệ một cách không công bằng của các nước khác, và rằng “ý đồ nhằm vào tỷ giá để đạt lợi thế thương mại là không thể chấp nhận được”. Những tuyên bố này rõ ràng có nghĩa là Mỹ không ủng hộ, không mong muốn có một đồng USD suy yếu so với các ngoại tệ khác.

Những tuyên bố liên quan

Nhưng mặt khác, trong tuyên bố trên của bà Yellen lại không có một lời nào cho thấy Mỹ muốn một đồng USD mạnh như trong tuyên bố của các người tiền nhiệm. Chính quyền mới của Tổng thống Biden có những ưu tiên chính sách và cản trở chính trị khác liên quan đến USD. Với chủ trương vực dậy ngành chế tạo của ông Biden thì chính sách theo đuổi một đồng tiền mạnh sẽ gây trở ngại cho chủ trương này. Do đó, có thể hiểu tại sao bà Yellen lại bỏ qua, không nói gì về chính sách đồng USD mạnh trong các chính quyền trước.

Các chủ trương của Bộ Tài Chính

Tuy vậy, chủ trương mới của Bộ Tài chính là để thị trường quyết định tỷ giá. Vẫn mang đến cho Mỹ hai lợi ích nói trên. Và điều quan trọng là chủ trương này tiếp tục gây áp lực lên Trung Quốc. Ít nhất trong nhiệm kỳ của ông Biden. Mỹ sẽ không để cho Trung Quốc dùng tỷ giá để thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ. Hơn nữa, sự phục hồi mạnh của Trung Quốc trong năm qua đã làm đồng Yuan của nước này lên giá mạnh so với USD. Với quyết tâm chống đối thao túng tiền tệ của bà Yellen. Chắc chắn Trung Quốc sẽ gặp áp lực lớn nếu muốn chấm dứt hoặc đảo ngược quá trình lên giá này.

Các chủ trương của Bộ Tài Chính

Sự bỏ ngỏ một phần về chính sách đối với USD của Bộ Tài chính Mỹ. Dẫn đến một bất trắc, quan ngại khác. Sự suy yếu liên tục của USD trong thời gian qua. Trong bối cảnh bà Yellen khẳng định để thị trường quyết định tỷ giá. Trong khi không đả động gì đến chính sách theo đuổi USD mạnh như trước đây. Đang tạo ra một ấn tượng rằng Mỹ ủng hộ, thậm chí đang theo đuổi chính sách làm yếu USD. Điều này đến lượt nó lại càng đẩy mạnh quá trình suy yếu của USD. Và sự suy yếu của USD cứ thế tiếp diễn mạnh lên.

Tổng kết

Tóm lại, điều có thể chắc chắn được tại thời điểm này liên quan đến chính sách của Mỹ với USD. Là Mỹ không muốn có một đồng USD suy yếu. Nhưng chừng nào Mỹ không khẳng định lại chính sách muốn có USD mạnh như trước đây. Thì kết cục cuối cùng lại rất có thể là Mỹ sẽ phải chấp nhận USD suy yếu. Vì vậy, chúng ta buộc phải chờ xem điều gì sẽ xảy ra. Mà không thể đoán định được đường hướng của USD trong mấy năm tới.