Trong phiên giao dịch chứng khoán ngày 24/06/2021, hợp đồng F2107 có xu hướng sẽ tăng mạnh sau phiên ATO. Tuy nhiên, bên bán ngay lập tức trở lại khiến hợp đồng đà tăng chậm đi và chìm sâu trong sắc đỏ. Tới phiên chiều, bên mua quay trở lại đã giúp hợp đồng F2107 thu hẹp được phần lớn sắc đỏ ở buổi sáng trước đó và đóng cửa phiên ở gần mức tham chiếu. Dự báo chỉ số VN30 có xu hướng tăng điểm trong thời gian tới nhưng nhịp tăng sẽ chậm hơn trước áp lực chốt lời tiềm ẩn tại vùng 1.500 – 1.510 điểm.

Diễn biến thị trường phiên 24/6

Thị trường chứng khoán phái sinh phiên 24/6 diễn biến tiêu cực với sự giảm giá của các hợp đồng tương lai (HĐTL). Cụ thể, HĐ VN30F2107 đóng cửa giảm 0,16% xuống 1.488 điểm. Diễn biến cùng chiều, hai hợp đồng VN30F2108 và VN30F2109 giảm lần lượt 0,2% và 0,22% xuống 1.481,6 điểm và 1.478,1 điểm. Tương tự, HĐ VN30F2112 đóng cửa tại 1.476,1 điểm, tương ứng tỷ lệ giảm 0,33%.

Về thanh khoản, khối lượng giao dịch VN30F2107 đạt 204.908 hợp đồng, VN30F2108 đạt 452 hợp đồng. VN30F2109 và VN30F2112 đạt lần lượt 57 và 44 hợp đồng. Theo thống kê, tổng khối lượng giao dịch đạt 206.111 hợp đồng. Tương ứng giá trị theo mệnh giá 30.725 tỷ đồng.

Diễn biến thị trường

Sau phiên tăng điểm bất thành, chỉ số VN30 tiếp tục thăm dò tại biên hẹp. Thanh khoản sụt giảm so với các phiên trước, điều này cho thấy động thái lưỡng lự và thận trọng ở cả cung và cầu. Tuy nhiên, tạm thời chỉ số vẫn được hỗ trợ tại 1.480 điểm.

Dự kiến chỉ số VN30 có cơ hội tăng điểm trong thời gian tới nhưng nhịp tăng sẽ thận trọng trước áp lực chốt lời tiềm ẩn tại vùng 1.500 – 1.510 điểm.

Phân tích kỹ thuật VN30-Index

Trong phiên giao dịch ngày 24/06/2021, VN30-Index tiếp tục giằng co. Tạo mẫu hình nến Doji khi tiến gần vùng kháng cự 1.530-1.550 điểm (ngưỡng Fibonacci Retracement 161.8%). Cho thấy tâm lý phân vân của nhà đầu tư tại vùng giá này.

Dải Bollinger Bands tiếp tục thu hẹp và chỉ báo MACD lẫn chỉ báo Relative Strength Index vẫn chưa có dấu hiệu tích cực trở lại. Điều này cho thấy rủi ro vẫn đang hiện diện. Khối lượng giao dịch vẫn chưa cải thiện chứng tỏ dòng tiền của chỉ số đang khá yếu.

Hiện tại, đường Middle vẫn là hỗ trợ gần nhất cho chỉ số. Nếu vùng này trụ vững thì chỉ số nhiều khả năng sẽ có cơ hội tiến lên test vùng 1.530-1.550 điểm. Tuy nhiên, nếu chỉ số đột ngột điều chỉnh mạnh thì đang vùng 1.330-1.350 điểm (đường SMA 50 ngày) sẽ là hỗ trợ tiếp theo cho chỉ số.

Dự báo phiên giao dịch chứng khoán phái sinh phiên 25/6

Diễn biến chứng khoán Rồng Việt (VDSC)

HĐ VN30F2107 có động thái hỗ trợ cuối phiên nên có thể sẽ hồi phục để kiểm tra lại vùng cản 1.500 – 1.503 điểm. Do vậy, nhà đầu tư có thể xem xét vị thế Mua (Long) tại vùng 1.485 điểm. Cắt lỗ dưới mức 1.480 điểm và chốt lời kỳ vọng tại vùng 1.497 – 1.503 điểm.

Diễn biến chứng khoán

Diễn biến chứng khoán Yuanta Việt Nam

Với nhịp giảm trong phiên hôm nay, HĐ VN30F2107 đã đi xuống đường MA (20). Đường Bollinger Band đang hướng xuống. Đồng thời chỉ báo MACD cũng ở dưới đường Tín hiệu trong khung 15 phút cho thấy nhịp điều chỉnh đang hình thành.

Đồ thị giá đã hoàn thành mẫu hình cái nêm hướng lên (Rising Wedge). Theo đó, vùng 1.490 – 1.494 điểm sẽ đóng vai trò là vùng kháng cự cho nhịp hồi phục. Do HĐ VN30F2107 vẫn đang trong giai đoạn sideway. Nên nhà đầu tư tạm thời quan sát chờ diễn biến trong phiên kế tiếp.

Diễn biến chứng khoán BIDV (BSC)

Các HĐTL đều giảm theo chiều của chỉ số cơ sở. Xét về khối lượng giao dịch, HĐ VN30F2107 và HĐ VN30F2108 tăng trong khi HĐ VN30F2109 và HĐ VN30F2112 giảm. Chỉ có HĐ VN30F2109 giảm về vị thế mở. Nhà đầu tư có thể cân nhắc những nhịp canh Bán (Short) cho các hợp đồng ngắn hạn.

Nhà đầu tư chỉ nên xem những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Xem thêm các bài viết chứng khoán phái sinh tại đây.