Việc dự trữ ngoại hối tại Việt Nam đang tăng lên rất nhiều. Các dữ liệu để mang lại sự chú ý về điều này. Trong năm 2020 thì giá trị ngoại tệ dự trữ vốn đã tăng rất cao. Trong năm 2021 thì có thể nó còn vượt qua mốc 100 tỷ đô la. Đây là những báo cáo và dự đoán của IMF về ngoại hối tại Việt Nam. Điều này giúp chúng ta thấy được sự tăng trưởng mạnh mẽ của đất nước trong 5 năm gần đây. Thế nhưng tại một số quốc gia khác việc dự trữ ngoại hối lại bị phản đối. Nguyên nhân đó là bởi có thể đây chính là một con dao hai lưỡi.

Dự trữ ngoại hối tại Việt Nam

Dữ liệu của IMF cho thấy. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đến cuối năm 2020 đã đạt 94,8 tỷ USD. Đánh dấu chuỗi gia tăng mạnh mẽ kể từ năm 2016. Và theo dự báo của tổ chức này, quy mô đó sẽ tiếp tục tăng mạnh trong năm 2021. Với dự kiến đạt 113,7 tỷ USD. Với dự báo trên, dự trữ ngoại hối của Việt Nam có thể tăng thêm gần 19 tỷ USD trong năm nay. Dự trữ ngoại hối quốc gia có những cấu phần khác nhau. Bao gồm cả vàng, được xác định và đánh giá lại tại các thời điểm.

Dự trữ ngoại hối tại Việt Nam

Với Việt Nam, đà tăng mạnh những năm vừa qua ghi nhận chủ yếu từ hoạt động mua ròng ngoại tệ. Mà lại là Ngân hàng Nhà nước thực hiện. Được đại diện Chính phủ cập nhật tại một số thời điểm thời gian qua. Đi cùng với mua vào ngoại tệ, lượng VND cung ứng lớn cũng ghi nhận những năm gần đây. Như trên, với dự báo của IMF. Dự kiến hoạt động mua vào ngoại tệ và lượng VND cung ứng lớn sẽ tiếp tục thể hiện trong năm nay.

Thay đổi từ ngân hàng về giao dịch ngoại hối

Điểm khác biệt là từ đầu năm Ngân hàng Nhà nước đã ngừng mua ngoại tệ giao ngay. Chuyển sang mua USD kỳ hạn 6 tháng. Tần suất mua cũng vừa có thay đổi. Từ giao dịch hàng ngày sang tập trung chỉ một ngày trong tuần. Đó là theo điều chỉnh gần đây. Cùng với dự báo trên, báo cáo của IMF đưa ra dự báo các chỉ tiêu cơ bản khác. Về triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2021. Cụ thể, IMF dự báo Việt Nam sẽ đạt tăng trưởng GDP ở 6,5%; quy mô GDP theo đó tăng từ mức 340,8 tỷ USD năm 2020; lên 364,1 tỷ USD cuối năm 2021; kiểm soát lạm phát ở 4%.

Một chỉ tiêu đang thu hút sự chú ý trên thị trường thời gian gần đây là Ngân hàng Nhà nước tính toán thận trọng hơn về tăng trưởng tín dụng năm nay, thậm chí có đồn đoán “siết lại”. Tuy nhiên, theo dự báo của IMF, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam năm nay sẽ vẫn duy trì tốc độ như năm vừa qua, nhỉnh hơn một chút, từ 12,1% năm ngoái lên dự kiến 12,3%. Nếu dự báo trên hiện thực, dự kiến 2021 sẽ là năm thứ tư liên tiếp tăng trưởng tín dụng ổn định dưới 13%, tạo một giai đoạn thấp hơn hẳn tốc độ 17-18% những năm liền trước đó.

Dự trữ ngoại hối là con dao hai lưỡi

Việc các nền kinh tế phát triển hơn – đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan – tăng dự trữ ngoại hối là điều gây ra nhiều sự phản đối hơn. Và có vẻ như họ cũng nhận thấy điều đó. Đáng chú ý nhất là Trung Quốc, bởi nước này đã có 1 vài bước nhất định để che đậy. Dự trữ ngoại hối mà NHTW Trung Quốc nắm giữ đã tăng khoảng 97 tỷ USD kể từ đầu năm 2020, tương đương mức tăng rất nhẹ khoảng 3%. Tuy nhiên lượng tài sản nước ngoài ròng mà các ngân hàng thương mại nước này nắm giữ đã tăng 183 tỷ USD trong cùng kỳ, tương đương 27%.

Dự trữ ngoại hối là con dao hai lưỡi

Các nhà giao dịch tiền tệ ở Trung Quốc cũng nhận định các ngân hàng quốc doanh lớn chính là những người mua USD nhiều nhất tại những thời điểm đồng nhân dân tệ tăng giá. Lời bào chữa tốt nhất cho 3 nền kinh tế nói trên là họ chỉ muốn kiểm soát tốt hơn tốc độ tăng giá của đồng nội tệ mà thôi, đặc biệt trong bối cảnh bất ổn vì đại dịch như hiện nay. Dù dự trữ ngoại hối tăng mạnh, các đồng nội tệ của Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan chỉ tăng khoảng 5% so với USD tính từ giữa 2020 đến nay.