Việc mua ngoại tệ hiện nay không còn mạnh mẽ như trước. Cụ thể hơn là ngân hàng nhà nước đang hạn chế việc mua ngoại tệ. Điều này giúp kiểm soát sức ép của đồng USD đối với VNĐ. Dựa theo phân tích của nhiều chuyên gia tài chính. Sự việc này sẽ mang lại khá nhiều lợi ích đối với các doanh nghiệp. Chứ không hề có hại với những đơn vị này chút nào cả. Thế nhưng điều này cũng khiến khả năng hỗ trợ thanh toán của ngân hàng bằng ngoại tệ bị hạn chế lại. Đặc biệt là việc thanh khoản thường diễn ra rất nhiều vào nửa cuối của năm.

Nhu cầu thu mua ngoại tệ giảm mạnh

NHNN vừa tiếp tục giảm giá mua USD kỳ hạn thêm 50 VND xuống còn 22.975 đồng/USD. Trước đó vào ngày 4/1/2021, NHNN đã dừng mua ngoại tệ giao ngay và chuyển sang cơ chế mua kỳ hạn 6 tháng với tỷ giá là 23.175 đồng/USD, thấp hơn 50 VND so với mức tỷ giá giao ngay gần nhất trước đó. Tuy nhiên do đây là tỷ giá kỳ hạn nên mức này sẽ được áp dụng cho những khoản mua vào ngoại tệ của NHNN từ các ngân hàng thương mại cuối năm nay và đầu năm tới.

Nhu cầu thu mua ngoại tệ giảm mạnh

Cũng có ý kiến cho rằng, việc giảm tỷ giá kỳ hạn của NHNN là để đón đầu xu hướng giảm giá của USD. Quả vậy sau khi lập đỉnh vào cuối tháng 3, USD đã giảm 2% so với mức đỉnh này. Tuy nhiên, USD đang phục hồi trước những đồn đoán FED có thể thu hẹp chương trình nới lỏng định lượng (QE) và bắt đầu tiến trình thắt chặt tiền tệ khi lạm phát tại Mỹ đang nóng.

Lợi ích đối với các doanh nghiệp

Việc hạn chế mua vào ngoại tệ của NHNN đồng nghĩa phần lớn lượng ngoại tệ có được từ xuất khẩu và giải ngân FDI, kiều hối … sẽ ở lại thị trường. Điều đó sẽ làm giảm áp lực đến tỷ giá cuối năm nay, bởi thời điểm này nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp thường có xu hướng tăng cao. Đó là lợi ích đầu tiên mà doanh nghiệp hưởng lợi.

Bên cạnh đó theo giới chuyên môn, động thái này cũng làm dịu bớt áp lực lạm phát. Bởi lực này được dự báo sẽ lớn hơn vào cuối năm nay khi các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất- kinh doanh- xuất khẩu, trong khi nhu cầu tiêu dùng cũng tăng mạnh vào dịp này.

Tuy nhiên, việc hạn chế mua vào ngoại tệ cũng làm giảm khả năng hỗ trợ thanh khoản của NHNN qua kênh này, trong khi giai đoạn cuối năm thường là mùa cao điểm về thanh khoản do nhu cầu tiền mặt của người dân, doanh nghiệp tăng cao. Thiếu thanh khoản có thể đẩy mặt bằng lãi suất tăng.

Những ảnh hưởng của sự việc

Mặc dù vậy theo giới chuyên gia, không nên quá lo lắng bởi hiện thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn dồi dào, cho dù mức độ dư thừa có giảm so với thời điểm đầu năm nay. Chưa kể một lượng lớn VND sẽ được bơm vào thị trường trong thời gian tới khi các hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn của các ngân hàng đáo hạn vào tháng 7 và tháng 8 tới. Ngoài ra, NHNN còn có một công cụ rất mạnh và có thể nhanh chóng hỗ trợ thanh khoản cho nền kinh tế, đó là thị trường mở.

Những ảnh hưởng của sự việc

Tình trạng giá USD tại ngân hàng

Sáng nay ngày 22/2, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm. Ở mức 23.125 đồng/USD; giảm 9 đồng so với phiên thứ Sáu tuần trước. Với biên độ +/-3% đang áp dụng. Tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.819 đồng/USD. Và tỷ giá sàn là 22.431 đồng/USD.

Tỷ giá bán ở mức 23.769 đồng. Giảm 9 đồng so với phiên trước. Trong khi tỷ giá mua kỳ hạn 6 tháng giữ ổn định ở mức 23.125 đồng/USD. Tại các ngân hàng, tỷ giá hôm nay lại tăng. Cụ thể, Vietcombank tăng 5 đồng ở cả hai chiều mua vào, bán ra so với cuối tuần trước. Lên 22.930 – 23.110 đồng/USD (mua – bán chuyển khoản). VietinBank tăng 2 đồng lên 22.924 – 23.124 đồng/USD. Eximbank tăng 20 đồng chiều mua vào. Và 10 đồng chiều bán ra lên 22.940 – 23.100 đồng/USD.

Ngoài thị trường tự do, giá USD đang có những biến động rất mạnh trong khoảng 2 tuần trở lại đây. Hôm nay, giá USD tăng 50 đồng ở cả hai chiều mua và bán so với ngày hôm qua, phổ biến mua vào ở mức 23.800 đồng và bán ra tại 23.850 đồng.  So với đầu tháng 2, giá USD tự do đã tăng khoảng 260 đồng. Còn so với cuối năm 2020, giá USD tự do đã tăng 435 đồng, tương đương tăng khoảng 1,85%.