Trong sáu tháng đầu năm 2021, có tới 6 ngân hàng huy động được gần 6.000 tỷ đồng vốn rẻ. Đây là con số khá ấn tượng trong ngành tài chính và lĩnh vực ngân hàng. Theo thống kê từ trang phân tích dữ liệu chứng khoán FiinPro. Nhóm ngân hàng có lượng phát hành trái phiếu dẫn đầu bảng.

Trong đó, 6 ngân hàng có lượng trái phiếu phát hành ra thị trường cao nhất là HD Bank, OCB, MSB, BIDV, ACB, SHB. Tuy nhiên, thời hạn trái phiếu của các ngân hàng khá dài, giao động từ 2 đến 3 năm. Với mức lãi suất từ 3,3%/năm đến 7,8%/năm tùy vào ngân hàng.

Phát hành trái phiếu ở nhóm ngân hàng tăng mạnh

Trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán MB (MBS) dẫn số liệu từ FiinPro. Cho biết trong nửa đầu tháng 6 đã có 11.850 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đã được phát hành ở thị trường trong nước. Trong đó, khối lượng trái phiếu của của nhóm ngân hàng tiếp tục dẫn đầu bảng với 5.900 tỷ đồng.

Phát hành trái phiếu ở nhóm ngân hàng tăng mạnh

Cụ thể, có 6 ngân hàng đã phát hành trái phiếu trong nửa đầu tháng 6 là OCB, ACB, MSB, SHB, BIDV, HDBank. Trong đó, OCB là ngân hàng phát hành nhiều nhất với giá trị 1.500 tỷ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm, lãi suất 3,3%/năm. Ngoài ra, ACB cũng huy động được 1.200 tỷ đồng từ việc phát hành lượng trái phiếu kỳ hạn 3 năm, lãi suất 4%/năm.

Các ngân hàng tích cực huy động vốn

MSB, SHB đều huy động được 1.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu trong nửa đầu tháng 6. Trong đó, trái phiếu của MSB là trái phiếu kỳ hạn 3 năm, lãi suất 4%/năm; SHB là kỳ hạn 2 năm, lãi suất 3,8%/năm.

BIDV và HDBank có trái phiếu kỳ hạn dài hơn. Đều là kỳ hạn 7 năm với khối lượng lần lượt là 700 tỷ và 500 tỷ. Lãi suất trái phiếu BIDV là 6,2%/năm trong khi HDBank là 7,8%/năm.

Ngân hàng là nhóm phát hành trái phiếu nhiều nhất

Trái phiếu của các ngân hàng tiếp tục thấp hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp. Chẳng hạn, Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát huy động trái phiếu kỳ hạn 1 năm. Với lãi suất lên tới 11%; hay Công ty tài chính FE Credit huy động 1.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 2 năm, lãi suất 7,5%/năm. Công ty Cổ phần Điện gió Trung Nam Đăk Lăk 1 phát hành khối lượng trái phiếu lớn nhất đạt 2.400 tỷ đồng với lãi suất là 9,5%/năm.

Trước đó, trong tháng 5, ngân hàng cũng là nhóm phát hành trái phiếu nhiều nhất. Các ngân hàng thương mại đã huy động hơn 18.400 tỷ đồng qua kênh này. Chiếm gần 64% tổng khối lượng trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường.

Mời bạn tham khảo thêm các thông tin bổ ích khác tại đây.

Có nên mua trái phiếu ngân hàng không?

Với trái phiếu thì chắc chắn sẽ an toàn hơn nhiều so với cổ phiếu. Đây là kênh đầu tư tốt cho những ai cần một nơi đầu tư an toàn.

Có nên mua trái phiếu ngân hàng không?

Ưu điểm khi mua trái phiếu ngân hàng:

  • Ngân hàng là một trong những nơi an toàn, uy tín hàng đầu. Được giám sát chặt chẽ vậy nên việc mọi người đầu tư sẽ yên tâm hơn.
  • Lợi nhuận của trái phiếu là lãi suất, sẽ nhận cổ định và thường kỳ. Nên sẽ không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng.
  • Ngân hàng là đơn vị phát triển bền vững hơn rất nhiều so với công ty/ doanh nghiệp.
  • Trái phiếu ngân hàng giá cũng không quá cao nên chỉ cần bỏ ít vốn là được.

Tuy nhiên, đối với đầu tư trái phiếu ngân hàng thì lợi nhuận thu về không nhiều, cố định và thấp. Đây chỉ là kênh đầu tư cho những ai chọn phương án an toàn, sợ rủi ro. Vậy nên nếu bạn cần nơi trú ẩn an toàn cho số tiền nhàn rỗi của mình. Mọi người nên chọn trái phiếu còn nếu tham vọng hơn thì tìm đến các kênh đầu tư khác.