Nếu như thị trường các mặt hàng khác đang rất lao đao vì ảnh  hưởng của đại dịch Covid-19. Thì hiện tại, thị trường xuất khẩu gỗ không chỉ cao mà còn đạt mức kỉ lục. Hiện tại, khi so sánh với cùng kì năm ngoái, lượng gỗ xuất khẩu cao hơn rất nhiều và giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh mảng này thu lợi cao hơn bao giờ hết. Vậy nguyên nhân khiến ngành gỗ xuất khẩu tăng cao như thế là gì? Trong bài viết sau đây, stlouisrockets.com sẽ trả lời giúp bạn những nguyên nhân khiến thị trường này tăng trưởng nhanh chóng.

Những con số chứng tỏ ngành gỗ xuất khẩu tăng nhanh kỷ lục

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 5 đạt 1,4 tỷ USD, tăng 80,3% so với tháng 5/2020. Doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh được với Trung Quốc về giá, do đó, đơn hàng rất dồi dào. Hiện tại, trong các thị trường khác đang lao đao vì đại dịch. Và có thị trường gần như là đóng băng toàn bộ. Thì thị trường ngành gỗ xuất khẩu lại đang trên đà tăng trưởng nhanh và mạnh.

Các con số cụ thể

Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương). Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong tháng 5 đạt 1,4 tỷ USD. Con số này tăng 80,3% so với tháng 5/2020. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 1,08 tỷ USD, tăng 95,8% so với tháng 5 năm ngoái.

Lũy kết 5 tháng, giá trị xuất khẩu đạt 6,6 tỷ USD, tăng 61,3% so với cùng kỳ 2020. Trong đó xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 5,1 tỷ USD, tăng 79,4% so với cùng kỳ 2020. Có thể thấy tốc độ tăng trưởng của ngành xuất khẩu gỗ đang rất nhanh và chưa có xu hướng ngừng lại. Việc này giúp những người kinh doanh lĩnh vực này “hốt bạc”.

Ngành xuất khẩu gỗ Việt tăng kỷ lục

Dự đoán kết quả khả quan của ngành xuất khẩu này

Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, dự báo trong nửa đầu năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 7,8 tỷ USD, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là con số xuất khẩu cao kỷ lục, vượt lên những tác động do dịch Covid-19. Trong khi nhiều ngành hàng vẫn đang gặp khó khăn. và theo dự đoán, từ giờ đến cuối năm nay, lượng gỗ xuất khẩu lại càng tăng mạnh. Do nhu cầu của thị trường xuất khẩu vẫn còn đang rất cao.

Giải đáp nguyên nhân khiến ngành gỗ xuất khẩu tăng mạnh

Chia sẻ với Người Đồng Hành, ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA) đưa ra 3 yếu tố sau giúp ngành gỗ đạt được những thành tích đáng kể khi thế giới đang phải đối mặt với Covid-19

ông Nguyễn Chánh Phương, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM

  • Thứ nhất, tính đến thời điểm này, Việt Nam không bị đứt gãy về chuỗi cung ứng. Không có nhà máy nào liên quan đến ngành gỗ dính Covid-19 nên các hoạt động sản xuất vẫn diễn ra dù hạn chế
  • Thứ hai, dù giá nguyên vật liệu tăng cao nhưng giá gỗ nội địa tăng thấp hơn. Đó là yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp giữ được giá thành sản xuất. Giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng từ 40 đến 60% trong khi giá nguyên vật liệu cho ngành trong nước tăng ở mức 10 – 15%. Nguồn nguyên liệu nội địa cung ứng hơn 60% cho toàn thị trường
  • Thứ ba, doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh được với Trung Quốc về giá. Do đó, đơn hàng rất dồi dào và doanh nghiệp Việt không lo thiếu đơn hàng. Tháng 4 vừa qua, tại sự kiện Furniture Matching Week kết nối doanh nghiệp Việt và doanh nghiệp nước ngoài, rất nhiều đối tác tìm đến doanh nghiệp Việt. Các doanh nghiệp trong nước phải cân nhắc mới nhận đơn vì năng lực không đáp ứng đủ. Bên cạnh đó, nguyên vật liệu tăng nên nếu hợp đồng dài hạn phải tính toán kỹ.

Dự kiến lợi nhuận về xuất khẩu gỗ trong năm nay

Theo ông Chánh Phương, năm 2020, ngành gỗ đạt doanh số xuất khẩu 12,5 tỷ USD. Dự kiến trong năm nay, con số sẽ là 14 tỷ USD. “Nhưng tôi nghĩ, con số có thể lên tới 15,5 – 16 tỷ USD”, ông Chánh Phương dự đoán. Tuy nhiên, theo ông, vẫn còn đó những rủi ro về nguyên liệu và ảnh hưởng của Covid-19. Nếu có vaccine sớm thì kết quả sẽ khả quan vì mùa cao điểm của ngành gỗ là trong tháng 9, 10, 11 hàng năm.

Đó là các thông tin chi tiết về tình hình ngành gỗ xuất khẩu hiện nay. Có thể thấy, thị trường này đang tăng ở mức kỷ lục và chưa có dấu hiệu dừng lại. Và dự đoán đến cuối năm 2021, lượng gỗ xuất khẩu sẽ càng tăng cao hơn do nhu cầu của thị trường.