Ngoại tệ tăng giá mạnh đúng với nhân dân tệ, yên nhật và euro. Thế nhưng nó lại loại trừ giá trị ngoại tệ của đồng USD phổ biến nhất ra. Tuy nhiên có lẽ tình trạng giảm giá của USD cũng sắp kết thúc cho dù thống kê về việc làm tại Mỹ không tốt cho lắm. Điều này là dễ hiểu khi FED giữ vững lập trường chính sách của mình. Điều này làm cho những nhà đầu tư USD giống như là đánh cược vậy. Hiện đồng USD vẫn đang chịu áp lực từ giá dầu giảm cũng như là lợi nhuận đến từ trái phiếu kho bạc.

Tình trạng ngoại tệ tăng mạnh

Đồng euro và yen Nhật cũng chuẩn bị kết thúc một tuần tăng giá mạnh nhất trong vòng 5 tháng, khi chỉ số dollar index giảm 1% từ đầu tuần đến nay, xuống mức thấp nhất trong vòng gần 2 tuần, là 92,066 lúc đầu giờ sáng 9/4. Kit Juckes, chiến lược gia trưởng phụ trách mảng tiền tệ của Societe Generale, cho biết: “Nói tóm lại, xu hướng hồi phục mạnh mẽ của đồng USD trong quý 1 đã mất đà, cũng giống như việc thị trường trái phiếu đang xảy ra hiện tượng bán tháo”.

Tình trạng ngoại tệ tăng mạnh

Trên thị trường Châu Á sáng nay 9/4 theo giờ Việt Nam, đồng euro đã vượt lên trên mức trung bình của 200 ngày qua, đạt 1,1916 USD, chỉ thấp hơn chút ít so với mức cao nhất 2 tuần đạt được hôm 8/4. Yen Nhật cũng vượt mức trung bình của 200 ngày qua, vững ở 109,325 JPY/USD. Tính chung trong tuần này, EUR tăng 1,4%, trong khi JPY tăng 1,3%.

Đồng euro cũng tăng hơn 2% so với bảng Anh trong tuần này, hồi phục mạnh mẽ từ mức thấp nhất 1 năm là 84,70 pence chạm tới hôm 5/4, lên 86,81 pence hôm nay, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về việc Anh quá phụ thuộc vào vắc xin của AstraZeneca. Đồng bảng Anh là đồng tiền hiếm hoi giảm so với USD trong tuần này, giảm khoảng 0,5% xuống 1,3744 USD.

Các yếu tố ảnh hưởng

Vắc xin AstraZeneca- được phát triển bởi Đại học Oxford và được coi là loại vắc-xin đi đầu trong cuộc đua sản xuất vắc – xin trên toàn cầu để tiêm chủng chống dịch Covid-19u – đã bị cản trở bởi những lo ngại về mức độ an toàn và các vấn đề về nguồn cung cấp. Australia và Philippines hôm 8/4 đã thông báo hạn chế sử dụng loại vắc – xin này, trong khi Liên minh châu Phi từ chối kế hoạch mua nó.

Về các dữ liệu tác động đến thị trường tiền tệ, số liệu đêm qua cho thấy tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ bất ngờ tăng, sau khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ tăng 16.000 lên 744.000 trong tuần tới 3/4, so với 728.000 người của tuần trước đó. Điều này trái ngược với kết quả tích cực trong báo cáo trước đó cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tạo ra 916.000 việc làm trong tháng 3, cao nhất trong vòng 7 tháng.

Trong khi đó, giá sản xuất ở Eurozone tháng 2 tăng lên mức cao nhất trong vòng 1 năm, cho thấy giá tiêu dùng có thể sẽ tăng trong những tháng tới. Eurostat cho biết giá hàng sản xuất tại nhà máy của 19 nước euro tháng 2 đã tăng 0,5% so với tháng trước đó và tăng 1,5% so với một năm trước đó.

Tuyên bố của FED

Các nhà lãnh đạo Fed cũng một lần nữa tuyên bố sẽ duy trì chính sách tiền tệ siêu nới lỏng, kể cả sau khi kinh tế nước này đã phát đi một số tín hiệu tích cực. dữ liệu kinh tế. Chủ tịch Jerome Powell cho biết chính sách sẽ không thay đổi cho đến khi có chuỗi dữ liệu tích cực như vậy kéo dài ít nhất vài tháng, trong khi thành viên hội đồng quản trị James Bullard cho biết Fed thậm chí sẽ chưa thảo luận về những thay đổi cho đến khi rõ ràng đại dịch đã kết thúc.

Các yếu tố ảnh hưởng

Thị trường chứng khoán khởi sắc. Làm giảm sức hấp dẫn của USD. Trong khi đẩy giá đồng đô la Australia và đô la New Zealand. Đó là những đồng tiền rủi ro cao được tăng lên. Đồng AUD tăng 0,8% trong tuần này. Lên 0,7657 USD. Trong khi NZD tăng 0,6% trong tuần. Lên 0,7060 USD.

Các nhà phân tích của Ngân hàng ANZ trong một thông điệp phát đi hôm nay cho biết. “Các thị trường đang nghĩ lại quan điểm về chủ nghĩa ngoại lệ của đồng USD”. Và “Sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn của Mỹ sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các tài sản có tính chu kỳ toàn cầu. Bao gồm đồng NZD và các loại tiền tệ của châu Á. Và đây dường như là điều đang xảy ra”.

Nhân dân tệ gặp thời

Nhân dân tệ của Trung Quốc hôm nay đi ngang. Nhưng tính chung cả tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2021. Bất chấp lo ngại về mối quan hệ Trung-Mỹ xấu đi. Sau khi Mỹ bổ sung bảy đơn vị sản xuất siêu máy tính của Trung Quốc vào danh sách đen về kinh tế. Vì hỗ trợ các chương trình quân sự của Trung Quốc. Nhiều nhà giao dịch và nhà phân tích dự báo đồng CNY sẽ chịu áp lực giảm. Trừ khi Chính quyền của ông Biden cải thiện mối quan hệ với Trung Quốc. Đây là điều vốn đã trở nên tồi tệ trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump.

Sáng nay, CNY mở cửa ở mức 6,5470 CNY/USD. Đến trưa là 6,5519 CNY. Giảm 3 pip so với đóng cửa phiên liền trước (8/4). Dữ liệu lạm phát được công bố hôm nay đã làm dấy lên một số kỳ vọng. Rằng Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ. Điều này sẽ hỗ trợ đồng CNY.

Sự biến động của tỷ giá ngoại tệ

Sau chuỗi ngày khá bình lặng đầu năm. Tỷ giá trung tâm đột ngột “nổi sóng” trong thời gian gần đây. Trong phiên giao dịch cuối tháng 3. Tỷ giá trung tâm tiếp tục tăng 7 đồng lên 23.244 đồng/USD. Mức cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Sự biến động của tỷ giá ngoại tệ

Tỷ giá trung tâm phụ thuộc khá lớn vào sự biến động của đồng USD trên thị trường thế giới. Vì USD chiếm tỷ trọng lớn nhất trong rổ 8 đồng tiền. Gồm USD, EUR, CNY, JPY, SGD, KRW, THB và TWD. Trong khi USD cũng liên tục có xu hướng tăng. Do các nhà đầu tư kỳ vọng nền kinh tế Mỹ sẽ dẫn đầu sự phục hồi toàn cầu. Nhờ các gói kích thích khổng lồ và chiến dịch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Riêng trong tháng 3 vừa qua, USD index đã tăng tới 2,7% lên gần 94 điểm. Mức tăng mạnh nhất hàng tháng kể từ năm 2016.

Tuy nhiên, tỷ giá trung tâm được tính dựa trên rổ 8 đồng tiền, chứ không riêng gì USD. Việc đồng USD tăng giá mạnh cũng khiến các đồng tiền này giảm giá, từ đó làm dịu bớt mức độ mất giá của VND.