Với tình hình dịch bệnh kéo dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc làm ăn kinh doanh của nhiều ngành hàng. Hiện tại có rất nhiều doanh nghiệp phải tuyên bố đóng cửa do sự ảnh hưởng của đại dịch này. Số lượng các doanh nghiệp phải ngừng kinh doanh hàng tháng là rất lớn. Việc này không những ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà ngay cả người lao động và kinh tế cả nước cũng ảnh hưởng. Nếu tình trạng này tiếp diễn sẽ là vấn đề đáng báo động. Mời bạn tìm hiểu thông tin chi tiết về vấn đề này qua bài viết sau đây.

Những con số đáng báo động về số lượng doanh nghiệp ngừng kinh doanh

Các doanh nghiệp siêu nhỏ là đối tượng chịu tổn thương mạnh nhất bởi COVID-19. Trong số 8.000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể kể từ đầu năm có đến 7.153 đơn vị có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng. Dịch bệnh COVID-19 quay trở lại; và tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong cả nước. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong năm tháng nền kinh tế đã ghi nhận 59.800 doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh có thời hạn. Ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể. Tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020.

Rất nhiều doanh nghiệp ngừng kinh doanh

Đáng chú ý, các doanh nghiệp siêu nhỏ là đối tượng chịu tổn thương mạnh nhất. Trong số 8.000 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể kể từ đầu năm (tăng 32,3%). Có đến 7.153 doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng (tăng 31,8%). Và chỉ có 86 doanh nghiệp có vốn trên 100 tỷ đồng (giảm 1,1%). Việc này khiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế của cả nước. Chẳng những khiến doanh nghiệp phải khốn đốn; lao đao mà người lao động cũng đang gặp tình trạng khan hiếm việc làm, do các doanh nghiệp phải đóng cửa.

Tình hình hiện tại tại từng lĩnh vực kinh doanh

Những doanh nghiệp ngừng kinh doanh trải rộng ở nhiều ngành hàng. Các doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung ở các lĩnh vực bán buôn; bán lẻ; cụ thể là những ngành hàng quan trọng sau đây:

  • Sửa chữa ôtô, xe máy  gồm 2.941 doanh nghiệp
  • Công nghiệp chế biến, chế tạo gồm 921 doanh nghiệp
  • Xây dựng gồm 724 doanh nghiệp
  • Khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác khoảng 503 doanh nghiệp
  • Dịch vụ lưu trú và ăn uống khoảng 455 doanh nghiệp
  • Kinh doanh bất động sản khoảng 412 doanh nghiệp…

Như vậy, trung bình mỗi tháng cả nước có gần 12.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Con số này là vô cùng lớn và từ đó cũng có thể thấy kinh tế đã chịu ảnh hưởng như thế nào. Nếu tình hình này cứ kéo dài sẽ khiến nền kinh tế trở nên kiệt quệ. Và số người thất nghiệp sẽ tăng nhanh theo thời gian.

Các báo cáo của Tổng cục Thống kê

Ngoài ra, báo cáo của Tổng cục Thống kê cũng cho biết số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong tháng Năm có tăng 8,1% về số lượng. Và 33,6% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Theo đó, tính chung năm tháng, tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động đạt 78.300 doanh nghiệp. Tăng 11,9% so với cùng kỳ và vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 14 tỷ đồng, tăng 20,9%.

Tình hình có thể sẽ tiếp diễn nặng hơn

Theo khu vực kinh tế, từ đầu năm đến nay cả nước có 892 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông; lâm nghiệp và thủy sản (tăng 12,3%). Gần 15.300 doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng (tăng 10,2%) và 39.600 doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ (tăng 17,6%).

Đó là các thông tin về số lượng doanh nghiệp ngừng kinh doanh trong những ngày vừa qua. Có thể thấy, số lượng doanh nghiệp phải đóng cửa mỗi tháng là vô cùng lớn. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế và cuộc sống của nhiều người hiện nay.