Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng lớn nhất và có thể coi là nguồn tài nguyên vô tận mà con người có thể khai thác. Theo dự báo, điện mặt trời trong tương lai có thể thay thế những hình thức sản xuất điện khác từ đốt nhiên liệu hóa thạch cũng như hạn chế thủy điện làm thay đổi hệ sinh thái … Với nhiều lợi ích, hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã ngày càng quan tâm và đẩy mạnh sự phát triển của nguồn năng lượng này.

Ngày nay, năng lượng mặt trời đã trở nên dễ tiếp cận hơn đối với người dùng cá nhân. Xu hướng này sẽ khuyến khích những thay đổi trong sản xuất và phân phối. Vào năm 2021, lĩnh vực này được dự đoán sẽ tập trung vào trí tuệ nhân tạo, các giải pháp blockchain, phân phối năng lượng, tăng cường bảo mật và ảnh hưởng chính trị.

Thị trường điện mặt trời

Trong những năm gần đây, thị trường điện mặt trời đang tăng mạnh nhờ tính hiệu quả của điện mặt trời; và khả năng dễ dàng chi trả hơn. Theo thống kê, thị trường điện mặt trời trên thế giới tăng với tốc độ tăng trưởng kép là 20,5% từ năm 2019 đến năm 2026. Vào cuối năm 2026. Dự đoán điện mặt trời sẽ đạt mức tăng trưởng 223,3 tỷ đô la.

Thị trường điện mặt trời

Có thể thấy, xu hướng điện mặt trời phát triển phần lớn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Sự gia tăng của hiệu ứng nhà kính. Và nóng lên toàn cầu khiến điện năng lượng mặt trời trở thành giải pháp cứu cánh cho trái đất; và cuộc sống con người khỏi những thảm hoạ thiên nhiên. Song song với đó 5 xu hướng dưới đây cũng góp phần thúc đẩy ngành năng lượng mặt trời phát triển vào năm 2020. Và theo người đứng đầu bộ phận kinh doanh của Tập đoàn Sun Investment – ông Andrius Terskovas, những thay đổi này sẽ tác động không nhỏ đến thế giới đặc biệt là các nước châu Âu.

Những xu hướng năng lượng mặt trời

Những xu hướng năng lượng mặt trời 

Sử dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa

Trí tuệ nhân tạo – artificial intelligence đem đến các giải pháp theo dõi hệ thống điện mặt trời cho các nhà cung cấp; và người tiêu dùng trên khắp thế giới. Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp họ điều chỉnh và giảm thiểu chất thải bằng cách thu thập dữ liệu; và tối ưu hóa mức tiêu thụ năng lượng. Bên cạnh khả năng quản lý mức tiêu thụ; trí tuệ nhân tạo cũng có thể ngăn chặn các trường hợp xảy ra sự cố khẩn cấp và cung cấp khả năng quản lý thảm họa.

Những thiết bị được tích hợp AI có thể kể đến như đồng hồ thông minh. Và bộ thu năng lượng. Những thiết bị tân tiến này sẽ được xây dựng với mục đích ghi lại những thay đổi trong điều kiện khí tượng và nhiệt độ của hệ thống. Từ đó hỗ trợ dự đoán các trường hợp sự cố bất ngờ xảy ra và có thể tự động điều chỉnh cài đặt của hệ thống.

Các thiết bị được tự động hoá sẽ khuyến khích các quy trình bảo trì và giảm nhu cầu thuê lao động bên ngoài để kiểm tra hệ thống.

Giải pháp dựa trên nền tảng blockchain

Với mô hình blockchain – chuỗi khối, cơ sở hạ tầng sẽ được xây dựng để loại bỏ người trung gian. Mang lại lợi ích cho người tiêu dùng năng lượng mặt trời. Giải pháp này có thể được mô tả như sau: Lượng điện dư của điện mặt trời gia đình bạn có thể bán cho hàng xóm mà không cần công ty trung gian nào – tại Việt Nam là Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN. Mô hình bockchain cho phép các chủ dự án quyết định giá điện tại thời điểm giao dịch. Giúp điện mặt trời trở nên dễ dàng tiếp cận hơn, rẻ hơn và cho phép các hộ gia đình kiểm soát mức tiêu thụ năng lượng của họ mà không phải trả quá nhiều cho các dịch vụ công.

Mặc dù công nghệ blockchain gắn liền với lĩnh vực tài chính. Nhưng công nghệ này được kỳ vọng sẽ cải thiện việc chia sẻ thông tin. Sử dụng thiết bị thông minh, làm cho hệ thống điện mặt trời trở nên an toàn hơn. Điều này cũng dẫn đến cải thiện hệ thống quản lý tòa nhà chung cư trong khối đô thị hiện đại. Tuy nhiên, dù những lợi ích về quản lý và mua bán mà công nghệ blockchain đem lại là rất lớn. Cơ sở hạ tầng cũng cần được phát triển song song thì mô hình này mới có thể được áp dụng rộng rãi, hiệu quả.

Xu hướng tiếp cận cho các hộ gia đình tư nhân

Xu hướng sản xuất của thế giới đang hướng đến việc cung cấp các nguồn năng lượng phi tập trung thế hệ mới như tấm pin mặt trời hoặc máy phát năng lượng gió tới gần hơn các hộ gia đình tư nhân. Việc sử dụng điện mặt trời tại các khu vực tư nhân như vậy giúp người tiêu dùng kiểm soát việc sử dụng năng lượng của họ tốt hơn. Các thiết bị này được thiết kế để có thể được lắp đặt tại các ngôi nhà và cả trong các khu chung cư. Do đó, người dùng có thể tạo ra bao nhiêu năng lượng tùy thích và bán phần còn lại cho các nhà cung cấp năng lượng hoặc trung gian phân phối.

Trên thực tế, nhiều quốc gia đã lên kế hoạch sử dụng nguồn năng lượng sạch. Nhưng những kế hoạch và cam kết của họ vẫn không thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng và sự thay đổi của cơ sở hạ tầng. Những quốc gia đang phát triển vẫn đối mặt với tình trạng sử dụng than và khí đốt trong các hộ gia đình. Việc tăng khả năng tiếp cận cho các hộ gia đình tư nhân sẽ giúp các chủ gia đình tạo ra tác động và tăng tốc những thay đổi trong một quốc gia.

Giá của điện mặt trời ngang bằng với điện lưới quốc gia

Khả năng tiếp cận năng lượng mặt trời làm tăng tính ngang giá của điện mặt trời và điện lưới quốc gia vì càng nhiều hộ gia đình tư nhân có thể lắp đặt máy phát năng lượng tư nhân. Giá thành của điện mặt trời càng rẻ. Vào năm 2020, thị trường điện mặt trời sẽ chứng kiến những thay đổi về giá. Có nghĩa là năng lượng mặt trời và năng lượng tái tạo khác sẽ trở nên hợp lý hơn, dễ dàng tiếp cận hơn so với các nguồn năng lượng truyền thống khi so sánh với than hoặc khí đốt.

Các công nghệ đã liệt kê ở trên như công nghệ trí tuệ nhân tạo. Công nghệ tự động hoá và công nghệ blockchain sẽ có đóng góp to lớn trong việc khiến năng lượng mặt trời trở nên “thân thiện với người dùng” hơn và đưa việc sản xuất và tiêu thụ năng lượng ở cấp độ cá nhân hơn.

Tác động đến các cuộc bầu cử trên toàn thế giới

Biến đổi khí hậu không còn là vấn đề cá nhân hay vấn đề của một quốc gia. Nó đã trở thành một mối đe dọa toàn cầu cần phải được xem xét một cách nghiêm túc. Do đó, các chính phủ trên thế giới đang hợp lực để giảm bớt hậu quả của biến đổi khí hậu. Và thúc đẩy các chính sách môi trường. Những gì chúng ta có thể thấy vào năm 2020 là sẽ có nhiều cuộc bầu cử bị ảnh hưởng. Dựa trên những hứa hẹn giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Một trong những ví dụ về những nỗ lực đó là Chỉ thị năng lượng tái tạo năm 2018 của Liên minh Châu Âu. Chỉ thị được đưa ra với mục đích khuyến khích các nhà lãnh đạo của Liên minh hành động và ngăn chặn thảm họa khí hậu. Mục tiêu của nó là hoàn thành 20%. Việc sử dụng năng lượng trong Liên minh Châu Âu bằng các nguồn tái tạo. Và đây là lý do những thay đổi trong công nghệ sản xuất, phân phối. Và quản lý điện mặt trời sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đối với lục địa Châu Âu.

Nhận xét về vấn đề này, Andrius Terskovas cho hay; 20% có thể là một thách thức đáng kể đối với nhiều quốc gia. Ví dụ về quốc gia đang phát triển là Ba Lan, ngay cả khi đất nước tiếp tục thúc đẩy các chính sách mới, ở cấp độ cá nhân. Người dân vẫn sử dụng các nguồn năng lượng lạc hậu và không bền vững như than hoặc khí đốt.

Phát triển điện mặt trời ở một số quốc gia trên thế giới

Phát triển điện mặt trời ở một số quốc gia trên thế giới

Trung Quốc

Hiện được xem là quốc gia có khả năng sản xuất điện năng lượng mặt trời (điện mặt trời) lớn nhất trên thế giới. Với khả năng sản xuất lên đến 1330 Gigawatts (GW) mỗi năm. Đây cũng là nước sở hữu dự án Điện mặt trời lớn nhất thế giới. Với công suất lên đến 1,547-MW ở sa mạc Tengger. Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết, vào năm 2018, Trung Quốc lắp đặt một nửa tổng công suất lượng năng lượng mặt trời mới trên toàn thế giới.

Nhật Bản

Với lợi thế là một cường quốc về khoa học – công nghệ phát triển bậc nhất trên thế giới. Nhật Bản cũng đã sớm nhận thức vai trò. Và tầm quan trọng của nguồn năng lượng sạch đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Ngay từ năm 2008, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chính sách hỗ trợ cho vay mua nhà sử dụng năng lượng tái tạo. Với thời gian trả nợ tối đa là 10 năm.

Mỹ

Là quốc gia dẫn đầu thế về phát triển năng lượng tái tạo. Trong đó năng lượng mặt trời cũng đã được quốc gia này. Quan tâm đầu tư phát triển từ khá sớm.

Thái Lan

Tại khu vực ASEAN, hiện nay Thái Lan được đánh giá là quốc gia dẫn đầu khu vực; trong sử dụng điện mặt trời. Theo Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế, Thái Lan xếp thứ 15 trong Top toàn cầu năm 2016. Với công suất hơn 3.000 MW, cao hơn tất cả các nước ASEAN khác cộng lại.

Singapore

Là một quốc gia điển hình trong phát triển năng lượng sạch. Trong đó điện mặt trời và điện gió là những ưu tiên hàng đầu

Indonesia

Đầu năm 2017 quốc gia này đã thông qua luật về năng lượng tái tạo. Trong đó thay đổi mức thuế suất đối với các dự án năng lượng tái tạo. Theo luật mới, mức hỗ trợ FiT sẽ dựa trên chi phí cung cấp điện trung bình của khu vực. Nơi dự án điện năng lượng mới được xây dựng.

Malaysia

Chính sách về năng lượng mặt trời đã được quy định trong Đạo luật Năng lượng tái tạo năm 2011. Và được sửa đổi năm 2014 nhằm phù hợp với sự thay đổi của thị trường. Cũng như việc giảm giá các tấm pin năng lượng. Ngoài ra, cơ chế thanh toán bù trừ cũng được quốc gia này áp dụng vào năm 2016. Với mục tiêu đạt 500 MW điện mặt trời vào năm 2020. Tại bán đảo Malaysia và Sabah.

Việt Nam

Những năm gần đây, năng lượng điện tái tạo nói chung. Năng lượng điện mặt trời nói riêng đang có sự phát triển mạnh mẽ. Sản lượng điện từ năng lượng mặt trời có sự gia tăng hàng năm. Điều này cũng cho thấy sự quan tâm của nhà nước. Các tập đoàn doanh nghiệp tới năng lượng tái tạo giúp ổn định năng lượng quốc gia. Và giảm thiểu tác động đến môi trường do sản xuất điện từ các nguồn nguyên liệu hóa thạch khác.

Lời kết

Đi theo bước tiến của thời đại, liệu bạn; và gia đình đã sẵn sàng sở hữu một hệ thống điện mặt trời? Hy vọng bài viết của stlouisrockets.com đã giúp bạn hình dung rõ hơn vai trò của điện mặt trời đối với khí hậu toàn cầu, cũng như có cái nhìn rõ nét hơn về xu hướng sử dụng điện năng lượng mặt trời hiện nay.