Công ty Boeing thực sự đã và đang phải trải qua những chuỗi ngày khó khăn đến từ nhiều phía: sự tổn thất nặng nề đối với ngành hàng không bởi đại dịch Covid 19, sự cố máy bay Boeing 737 và căng thẳng thương mại Mỹ – Trung. Hiện tại, Boeing đã dần dần có dấu hiệu phục hồi được sau khi tình hình dịch bệnh trở nên khả quan nhờ nỗ lực tiêm chủng vaccine và giải quyết được sự cố máy bay, nhưng riêng chướng ngại từ Trung Quốc thì vẫn là một ngọn núi lớn khó mà vượt qua được đối với công ty này.

Trung Quốc là chướng ngại chưa thể vượt qua

Lãnh đạo Boeing thừa nhận Trung Quốc vẫn đang là “ngọn núi” phải vượt qua. Khi đã khắc phục được sự cố 737 Max và dần phục hồi sau dịch. Boeing 737 Max đã được bay trở lại. Và hoạt dộng của ngành hàng không cuối cùng cũng phục hồi. Giúp nhà sản xuất Mỹ khởi động lại các đơn đặt hàng máy bay mới. Tuy nhiên, Boeing vẫn đang phải đối mặt với một vấn đề lớn. Có thể làm tê liệt công ty trong nhiều năm tới. Đó là căng thẳng thương mại Mỹ – Trung.

Boeing

Hiện tại, Trung Quốc là thị trường quan trọng, lớn nhất cho các nhà sản xuất máy bay. Quốc gia này được dự báo chiếm một phần tư doanh số máy bay thương mại trên toàn cầu trong 10 năm tới.

Thế nhưng từ khi căng thẳng thương mại Mỹ – Trung Quốc nổi lên. Chỉ 1% đơn đặt hàng của Boeing từ năm 2017 đến được tay khách hàng Trung Quốc. Việc giao hàng rất quan trọng. Bởi khi đó nhà sản xuất mới nhận được phần lớn tiền từ một đơn đặt hàng máy bay.

Trung Quốc cũng là một trong ba thị trường hàng không lớn chưa chấp nhận cho Boeing 737 Max hoạt động trở lại trong lãnh thổ. Bên cạnh Nga và Ấn Độ. Vì thế, đây chính là một rào cản để Boeing giao mẫu máy bay bán chạy nhất cho khách hàng Trung Quốc.

Chia sẻ với nhà đầu tư gần đây. Giám đốc điều hành Boeing Dave Calhoun thừa nhận rằng. Trung Quốc là một vấn đề lớn. Theo Calhoun, Trung Quốc cùng với việc 737 Max phải dừng hoạt động và Covid-19. Là một trong ba “ngọn núi”, mà Boeing cần phải vượt qua.

Nguyên do Trung Quốc trở thành chướng ngại lớn với Boeing

Giải thích về việc chưa cho phép 737 MAX quay trở lại bầu trời. Ông Dong Zhiyi, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) cho biết. Boeing vẫn chưa giải quyết những vấn đề an toàn đáng ngại về 737 MAX mà CAAC đưa ra.

Ba tiêu chí chính để Bắc Kinh cấp phép cho 737 MAX bay trở lại đó là: Mọi thay đổi trong thiết kế để giải quyết vấn đề trên dòng máy bay này phải được chính quyền Trung Quốc thông qua. Phải đào tạo lại phi công điều khiển máy bay theo những thay đổi mới. Và phải có kết luận điều tra rõ ràng về vụ tai nạn máy bay Boeing 737 MAX tại Ethiopia và Indonesia.

Boeing ở thị trường Trung Quốc

Chính vì vậy, hiện tại “cánh cửa” cho Boeing 737 MAX vào thị trường máy bay lớn nhất thế giới vẫn đóng chặt. Kể từ khi 737 MAX được hoạt động trở lại. Lượng máy bay Boeing giao cho Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất. So với các thị trường khác trên thế giới.

Căng thẳng Mỹ – Trung là một trong những lý do

Lãnh đạo Boeing hài lòng với sự phục hồi từ đại dịch, sự cố 737 Max. Nhưng Trung Quốc vẫn là chướng ngại, thách thức lớn. Calhoun đã nói chuyện với chính quyền Biden. Và hiểu các vấn đề lớn hơn đang bị đe dọa trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Tính đến 31/3, Boeing đã lỗ 6 quý liên tiếp. “Chúng tôi cần chính phủ hai nước khôi phục lại một số hoạt động thương mại. Tôi tin rằng điều đó sẽ xảy ra khi cả hai đều đạt được những lợi ích. Nếu phải chờ điều này quá lâu, Boeing sẽ phải trả giá”. Calhoun nói.

Trung Quốc đã không áp đặt bất kỳ thuế quan. Hoặc các rào cản thương mại khác đối với máy bay chở khách của Mỹ. Richard Aboulafia, nhà phân tích hàng không vũ trụ của Teal Group cho biết. Các hãng hàng không Trung Quốc đang tuân theo chỉ đạo của chính phủ trong việc đặt hàng.

Theo ông, căng thẳng thương mại là một trong những lý do khiến các nhà chức trách hàng không Trung Quốc chậm cho phép 737 Max trở lại hoạt động. Ông nói: “Cơ quan Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) đã làm rất tốt việc giữ an toàn cho hàng không nước này. Nhưng rõ ràng CAAC đã cho thấy họ không phải là một cơ quan độc lập”. Aboulafia nói.

Boeing hy vọng chính quyền Mỹ – Trung có cuộc đàm phán lớn

Ông hy vọng sẽ có một cuộc đàm phán lớn cuối cùng giữa Bắc Kinh và Washington. Trong đó có việc Trung Quốc mua máy bay Boeing. Đây là cách giúp Boeing thoát cảnh khó khăn.

Nhưng chuyên gia này cũng cũng cho rằng. Dự báo Trung Quốc mua 25% máy bay trên toàn cầu trong 10 năm tới có thể không thực tế. Bởi nước này đã mua máy bay chậm lại ngay cả trước dịch và căng thẳng thương mại ập đến. “Suy thoái kinh tế và du lịch của Trung Quốc đã xảy ra trước dịch. Nó được phản ánh trong lượng máy bay giao đến tay khách hàng Trung Quốc”. Aboulafia cho hay.