USD giảm mạnh tới nỗi nó đã xuống tới mức tồi tệ nhất. Nguyên nhân của điều này là bởi vì trái phiếu từ kho bạc Mỹ có lợi xuất giảm. Hiện tượng này diễn ra một thời gian dài làm cho những nhà đầu tư gặp khó khăn. Cụ thể hơn thì với việc FED muốn duy trì chính sách nới lỏng, nhà đầu tư sẽ khó mua vào hơn. Có lẽ tình trạng này sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa khiến đồng tiền ngoại tệ USD tụt giảm giá trong 3 tháng tới. Nhiều quốc gia cũng đang có các chính sách hoặc thay đổi về giao dịch ngoại tệ này.
USD giảm mạnh và không ổn định
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống mức thấp nhất 1 tháng. Là 1,528% và thấp hơn nhiều so với mức cao nhất trong vòng một năm là 1,776%. Con số này đạt được vào cuối tháng 3. Mặc dù tỷ lệ lợi suất hôm nay 16/4 tăng nhẹ so với hôm qua. Khi Mỹ chuẩn bị công bố dữ liệu về việc làm và bán lẻ. Fed bang San Francisco, Mary Daly, cho biết. Mền kinh tế Mỹ còn lâu mới đạt được “tiến bộ đáng kể”. Khi so với các mục tiêu của ngân hàng trung ương là lạm phát 2%. Và tỷ lệ thất nghiệp về lại ngưỡng an toàn một cách bền vững.
Đó là phát biểu lặp lại những bình luận của Chủ tịch Fed Jerome Powell. Ở trong một số bài phát biểu rằng các nhà hoạch định chính sách Mỹ sẽ không xem xét điều chỉnh tăng lãi suất. Một khi thị trường lao động Mỹ vẫn tiếp tục bấp bênh. Chỉ số đồng USD – dollar index- so sánh đồng USD với các đồng tiền đối tác chủ chốt. Thuộc phiên giao dịch ở Châu Á sáng nay giảm xuống mức thấp nhất gần 1 tháng. Là 91,487, sau đó vững ở mức 91,654 lúc đầu phiên giao dịch ở Châu Âu.
Tình trạng USD giảm mạnh
Tính chung cả tuần, dollar index giảm 0,5%, sau khi giảm 0,9% ở tuần liền trước. Cuối tháng 3/2021, dollar index đã tăng mạnh. Lên mức cao 93,439, khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng lên mức cao nhất trong vòng 5 tháng. Khi nhà đầu tư đặt cược rằng chi tiêu tài chính khổng lồ. Và chính sách nới lỏng tiền tệ kéo dài sẽ thúc đẩy kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ. Kéo lạm phát tăng theo lên mức cao hơn nhiều nơi. Nhất là so với Châu Âu.
Cho rằng áp lực lạm phát sẽ chỉ là tạm thời. Trong bối cảnh thị trường trái phiếu và thị trường ngoại hối như hiện nay. Fed nhận định còn dư địa để tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. Và kích thích kinh tế kéo dài. Chuyên gia Chris Turner thuộc công ty ING cho biết. “Một trong những rủi ro lớn nhất được nhận thấy đối với câu chuyện phục hồi năm 2021 trên thị trường tài chính. Là sự tăng mạnh của lợi suất trái phiếu. Hay sự gia tăng rối loạn về lợi suất của Mỹ”.
“Do đó, thật đáng ngạc nhiên khi chứng kiến lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ sụt giảm mạnh trong tuần này. Mặc dù chỉ số CPI và doanh số bán lẻ của Mỹ đều tăng ngoạn mục”. Doanh số bán lẻ của Mỹ đã tăng 9,8% trong tháng 3. Vượt xa dự báo của các nhà kinh tế là tăng 5,9%. Trong khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu giảm trong tuần qua. Xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 1 năm.
Chứng khoán liên quan
Đồng USD hôm nay giao dịch ở mức 108,94 JPY. Tính chung cả tuần giảm 0,8%, sau khi đã giảm 0,9% trong tuần trước. “Chúng tôi muốn nói rằng dollar index đã đạt ngưỡng cao quan trọng 93,44 vào cuối tháng 3. Và hiện đang hướng tới ngưỡng thấp của năm nay là 89,21”. Ông Turner nói. Đồng euro EUR hôm nay ở mức 1,1977 USD. Tính chung cả tuần tăng 0,5%. Sau khi đã tăng 1,3% trong tuần qua.
Một số nhà phân tích cũng chỉ ra việc chứng khoán phố Wall tăng điểm mạnh mẽ gây áp lực lên đồng USD, theo đó cả S&P 500 và Dow Jones đều đạt mức cao kỷ lục, khiến nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn như đồng USD bị lu mờ. Giám đốc phân tích của Danske Bank, Mikael Olai Milhoj, cho biết: “Từ góc độ tài sản chéo, chúng ta đang thấy diễn biến trên các thị trường có vẻ tương tự như năm ngoái, đó là lợi suất thực tế của Mỹ giảm, giá hàng hóa tăng, khối lượng giao dịch giảm, chứng khoán tăng điểm và đồng USD nhìn chung giảm so với các loại tiền tệ chủ chốt”.
Các dữ liệu phân tích
Dữ liệu kinh tế tích cực của Trung Quốc được công bố hôm nay không ảnh hưởng nhiều đến thị trường tiền tệ, mặc dù GDP của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới tăng trưởng kỷ lục 18,3% trong quý I/2021 so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng CNY của Trung Quốc hôm nay giảm 0,1% xuống 6,5230 CNY/USD.
Trong nước, hôm nay Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.196 VND/USD. Vietcombank niêm yết tỷ giá USD ở mức 22.950 đồng – 23.160 đồng (mua – bán), không đổi ở cả hai chiều so với phiên trước; euro ở mức 26.775 đồng – 28.174 đồng (mua vào – bán ra); Yên Nhật hiện ở mức 206 đồng – 216 đồng (mua vào – bán ra); bảng Anh ở mức 30.993 đồng – 32.288 đồng (mua vào – bán ra), nhân dân tệ hôm nay ở mức 3.465 đồng – 3.611 đồng (mua vào – bán ra) và đô la Australia ở mức 17.429 – 18.157 đồng (mua vào – bán ra).
Trong số các đồng tiền điện tử, Bitcoin hiện ở 61.583 USD, thấp hơn mức cao kỷ lục 64.895 USD đạt được hôm 14/4.
Dự báo tiền đô suy giảm trong 3 tháng
Mặc dù Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), ông Fed Powell nhiều lần khẳng định Mỹ sẽ duy trì lãi suất siêu thấp đến khi thị trường lao động và tỷ lệ lạm phát hoàn toàn hồi phục, song trong nội bộ các nhà hoạch định chính sách Mỹ đã có những ý kiến trái chiều về vấn đề này. Do đó, hoàn toàn có thể xảy ra khả năng Fed sẽ nâng lãi suất trong thời gian tới – điều sẽ đẩy USD mạnh lên.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đã chỉ ra 3 yếu tố rủi ro lớn nhất đối với đồng USD trong thời gian tới, bao gồm doanh nghiệp bị đánh thuế cao hơn, như mong muốn của Tổng thống Biden, sự phục hồi của các quốc gia khác ngoài Mỹ và vấn đề lo ngại liên quan đến vắc-xin Covid-19.
“Các hành động của Fed, sự phục hồi sau đại dịch, gói kích thích tài khóa của Mỹ, căng thẳng thương mại và hành động của ECB (ngân hàng trung ương Châu Âu) đều là những yếu tố sẽ định hình xu hướng đồng USD vào năm 2021 và các năm tiếp theo”, VDSC cho biết.
“Trái phiếu đã không còn quá nhạy cảm với những dữ liệu kinh tế tích cực, bởi tất cả mọi người đều ghi nhớ thông điệp của Fed, Fed Powell. …Đồng USD sẽ chỉ tăng đáng kể khi chúng ta bắt đầu nói chuyện một cách nghiêm túc hơn và tin tưởng nhiều hơn về thời điểm Fed bắt đầu nâng lãi suất lên”, chuyên gia Kit Juckes của Societe Generale nhận định.