Sau tình hình dịch bệnh, ngành kinh tế nước ta đang dần dần hồi phục trở lại. Nhất là các sản phẩm nông, thủy sản xuất khẩu. Ngoài các sản phẩm xuất khẩu ưa chuộng từ trước đến nay như gạo, gỗ, thủy sản,….Thì chè là sản phẩm tiếp theo rất thu hút nhu cầu nhập khẩu trên thị trường. Từ đầu năm đến nay, lượng chè xuất khẩu vô cùng lớn. Nhờ vậy mà nguồn ra của những nông dân trồng chè ổn định và liên tục hơn. Những thị trường lớn để xuất khẩu chè chủ yếu là Pakistan, Trung Quốc, Ấn Độ.

Xuất khẩu chè tăng trở lại từ đầu năm đến nay

Mặc dù dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Nhưng xuất khẩu chè của Việt Nam vẫn có nhiều cơ hội. Theo Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2021. Xuất khẩu chè đạt gần 37.000 tấn, trị giá 59 triệu USD. Tăng 1,2% về lượng và tăng 6,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Các thị trường chủ yếu của Việt Nam là Pakistan, Trung Quốc, Ấn Độ. Đây là những thị trường lớn, quan trọng nhất của nước ta trong lĩnh vực thu mua chè. Nhờ những thị trường lớn này mà nguồn ra của chè nước ta được ổn định và phục hồi kinh tế nhanh hơn.

Xuất khẩu chè tăng mạnh

Xuất khẩu chè Việt Nam tăng do nhu cầu tiêu thụ chè tại các thị trường trên tăng mạnh. Nhưng nguồn cung hạn chế, do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Trong khi đó tại Việt Nam, nhiều vùng chè nhờ chủ động được việc sản xuất. Và thị trường nên việc xuất khẩu diễn ra thuận lợi. Mặt khác, nhờ chất lượng của chè nước ta mà các nước nhập khẩu vô cùng hài lòng. Từ đó, nguồn nông sản này có nguồn ra chắc chắn hơn. Phục hồi lại phát triển sau thời kỳ dịch bệnh.

Chi tiết xuất khẩu chè tại các thị trường lớn

Thị trường Pakistan

Chè được xuất khẩu qua thị trường này tăng rất nhanh. Chỉ trong tháng 1, tổng lượng chè xuất khẩu sang Pakistan đã tăng 0,9% về khối lượng và tăng 8,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Vì thế đây là thị trường lớn nhất nước ta. Trong 4 tháng đầu năm 2021 vừa qua, lượng nhập khẩu chè từ quốc gia này rất lớn

Thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc đạt 3,5 nghìn tấn, trị giá 5,3 triệu USD, tăng 175,2% về lượng. Và tăng 151,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. So với các thị trường khác, đây cũng nơi nhập khẩu chè rất lướn của nước ta. Bởi tương đồng về văn hóa, lối sống. Và đây là quốc gia sử dụng chè rất nhiều trong ẩm thực.

Thị trường Ấn Độ

Xuất khẩu chè tới thị trường Ấn Độ đạt 805 tấn, trị giá 1 triệu USD, tăng tới 1.157,8% về lượng. Và tăng 1.091,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020. Do tình hình dịch bệnh và hạn hán, nên chè ở quốc gia này bị khan hiếm. Vì thế mà nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm qua.

Nhờ cây chè, đời sống của nhà nông ổn định hơn

Tại Lào Cai, giữa đại dịch COVID-19, nông dân không thể đi làm ăn xa. Nhưng năm nay lao động tại nhà họ vẫn có thu nhập khá. “Chè đẹp bán được 8.000 đồng/kg. Chè bình thường hơn 7.000 đồng/kg. Giá như thế này, tôi đi làm công 1 ngày cũng đạt công hơn. Bà con cũng sẽ chăm chè tốt hơn và mong muốn trồng được thêm”, anh Sùng Seo Thành – xã Lùng Vai, huyện Mường Khương, Lào Cai nói. Nhờ cây chè, mà đời sống của người dân đã có nhiều biến chuyển. Đặc biệt là không còn cảnh người dân phải rong rủi xa quê để làm ăn nữa. Mà có thể có nguồn thu nhập khá từ cây chè để lo cho cuộc sống.

Nhờ cây chè, cuộc sống người dân ổn định hơn

Những thông tin khác

Theo tổng hợp từ Sở NN-PTNT tỉnh Lào Cai, sản lượng chè búp tươi thu hoạch được từ đầu vụ đến nay đạt khoảng 8.500 tấn, tương đương 1.700 tấn chè khô. Tất cả các doanh nghiệp sản xuất chè đều đã xuất khẩu được trên 1.000 tấn chè khô. Thị trường xuất khẩu chè của Lào Cai chủ yếu là Pakistan, Đài Loan, Nga với giá bán bình quân 2,1 USD – 2,2 USD/kg.

Lào Cai hiện có hàng chục nghìn nông dân đang sống dựa vào cây chè. Việc nâng cao sản lượng, chất lượng chè là cần thiết để mở rộng thị trường xuất khẩu trong điều kiện dịch COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát trên phạm vi toàn cầu.

Xem thêm những tin tức khác về kinh tế- đầu tư tại đây