Thị trường Trung Quốc có lẽ nên đợi thêm hai tuần nữa để có thể xác nhận xem nhu cầu thép xây dựng sẽ giảm dần theo mùa hay không. Sau những ngày tăng liên tiếp, giá thép xây dựng đã bắt đầu “hạ nhiệt”. Những tháng vào cuối năm là thời kỳ cao điểm nhất của mùa xây dựng, giá thép có thể sẽ tăng trở lại. Đó còn chưa kể đến nguyên nhiên liệu, các thiết bị dự phòng đều phải nhập khẩu cho nên ảnh hưởng từ bên ngoài rất lớn.

Chỉ từ đầu năm đến hiện nay, giá sắt thép trong nước đã tăng tới 40 – 50% làm nhiều người xây nhà gặp khó khăn do đội vốn. Nhiều nhà thầu lâm vào cảnh đang có lời biến thành lỗ, thậm chí còn phá sản.

Nguyên nhân giá thép tăng

Trở lại với “cơn sốt” giá thép thời gian qua, giá thép liên tục tăng cao có nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là do ảnh hưởng của thị trường nguyên liệu và sản phẩm thép thế giới. Đặc biệt là thị trường Trung Quốc, chiếm gần 60% sản lượng thép thô toàn cầu.

Các yếu tố chính đang chi phối thị trường này làm ảnh hưởng tới giá thép toàn cầu. Bao gồm: nguồn cung thép thắt chặt theo chính sách của Chính phủ Trung Quốc về kiểm soát ô nhiễm.

Nguyên nhân giá thép tăng

Ngoài ra, hiện giá thép tăng còn chịu sự tác động của cước phí vận chuyển tăng cao. Thiếu container tàu biển. Chưa kể, mặc dù năng lực sản xuất các sản phẩm thép (thép xây dựng, thép ống, tôn mạ) của ngành thép Việt Nam đã đáp ứng đủ nhu cầu thị trường nội địa.

Tuy nhiên, nguyên liệu (quặng sắt, phế thép), nhiên liệu và vật liệu tiêu hao thường xuyên (than mỡ, coke, điện cực, vật liệu chịu lửa…). Thiết bị dự phòng cho sản xuất thép hầu hết được nhập khẩu. Nên thị trường thép Việt Nam chịu chi phối bởi thị trường toàn cầu.

Giá thép sẽ sớm hạ nhiệt khi nhu cầu hạ bớt

Giá thép giao tháng 10/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải trong phiên ngày 9/6 tăng 53 nhân dân tệ lên mức 5.023 nhân dân tệ/tấn.

Mặc dù giá tăng mạnh, nhưng theo các nhà phân tích. Đang có dấu hiệu cho thấy nhu cầu thép xây dựng giảm dần. Tồn kho thép thanh vằn xây dựng của Trung Quốc đã chậm lại rõ rệt vào tuần trước.

Điều này vốn đã được dự đoán trước khi mùa gió mùa mang mưa đến các tỉnh phía Nam. Trong khi phía Bắc lại chịu cảnh nhiệt độ nóng như thiêu đốt.

Dữ liệu của SteelHome cho thấy, tồn kho thép cây của Trung Quốc đã giảm hơn 40% so với mức cao nhất hồi tháng 3.

Trong khi đó, dự trữ thép cuộn cán nóng của quốc gia này. Nguyên liệu được sử dụng trong sản xuất thùng xe và thiết bị gia dụng. Cũng biến động liên tục trong 5 tuần qua.

Quặng sắt đang có dấu hiệu hạ nhiệt

Hiện tại, quặng sắt cũng đang có dấu hiệu hạ nhiệt.

Hiện tại, Trung Quốc là quốc gia chiếm hơn một nửa sản lượng thép của thế giới. Trong tháng 5/2021, quốc gia này đã nhập khẩu 89,79 triệu tấn quặng sắt. Thấp hơn đáng kể so với con số 98,57 triệu tấn trong tháng 4 và 102,11 triệu tấn trong tháng 3.

Dữ liệu cũng cho thấy, xuất khẩu thép của Trung Quốc trong tháng 5/2021 giảm 33,9% so với tháng 4/2021 xuống còn 5,27 triệu tấn.

Hợp đồng quặng sắt giao tháng 9/2021, được giao dịch nhiều nhất trên Sàn DCE. Kết thúc phiên giao dịch ban ngày thấp hơn 0,7% ở mức 1.149 nhân dân tệ/tấn (tương đương 179,81 USD/tấn).

Quặng sắt đang có dấu hiệu hạ nhiệt

Trước đó trong phiên, hợp đồng này đã được điều chỉnh giảm 4,5% xuống mức thấp nhất theo ghi nhận kể từ ngày 1/6.

Trên Sàn giao dịch Singapore (SICOM), hợp đồng quặng sắt giao tháng 7/2021 cũng tăng 3,1% lên 199,85 USD/tấn. Trong khi trước đó chứng kiến mức giảm 2%.

Tuy nhiên, ông Atilla Widnell, Giám đốc điều hành của Navigate Commodities ở Singapore nhận định. Có thể còn hơi sớm để lo lắng về nhu cầu thép ở Trung Quốc.

Ông cho biết: “Thị trường Trung Quốc nên đợi thêm hai tuần nữa để xác nhận xem nhu cầu thép xây dựng có đang giảm dần theo mùa hay không”, Reuters đưa tin.