Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang làm thay đổi nhiều lĩnh vực. Lĩnh vực Y học cũng không thể nằm ngoài cuộc cách mạng này. Việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong y học càng cần thiết hơn để góp phần xây dựng bệnh viện thông minh, hỗ trợ bác sĩ điều trị.

Công nghiệp kỹ thuật số và trí tuệ nhân tạo (AI) là xu hướng tất yếu trong y học hiện đại. Ở một số quốc gia, trí tuệ nhân tạo không chỉ hỗ trợ các bác sĩ mà còn được thiết kế để giải quyết tình trạng thiếu bác sĩ.

Ngành y tế Việt Nam cũng đang hướng tới bệnh viện kỹ thuật số. Với làn sóng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng nâng cấp phần mềm trong các máy hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh y tế được cập nhật thường xuyên, thậm chí còn nhanh hơn cả phần mềm trên điện thoại di động. Hiện nay, ứng dụng công nghệ thông minh đang là hướng đi trong tương lai cho nền y học nước ta.

Tầm quan trọng của cách mạng công nghệ 4.0 đối với ngành y tế

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong y học không chỉ mang lại nhiều lợi ích. Cho đội ngũ y bác sĩ mà người dân được hưởng lợi bởi những công nghệ này.

Tầm quan trọng của cách mạng công nghệ 4.0 đối với ngành y tế

Có thể thấy trong đợt dịch Covid-19 vừa rồi, ứng dụng công nghệ 4.0 trong việc khai báo y tế. Truy xuất nguồn lây lan giúp cho công tác phòng chống dịch của Việt Nam đạt được thành công.

Hay phần mềm khám bệnh trực tuyến tại nhà đã được triển khai. Giúp người dân không phải đến bệnh viện mà vẫn được chẩn đoán bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa 24/7.

Một số bệnh viện đã tiên phong ứng dụng công nghệ 4.0 vào công tác khám, chữa bệnh, quản lý y tế đã đạt được những hiệu quả bước đầu.

Đây là những ví dụ điển hình cho thấy vai trò to lớn của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đối với ngành y tế:

Phân tích dữ liệu hồ sơ bệnh án giúp quá trình chẩn đoán, điều trị diễn ra nhanh chóng và chính xác.

  • Các thiết bị theo dõi sức khỏe giúp phát hiện bệnh nhanh hơn.
  • Các ca phẫu thuật được tiến hành dễ dàng và chính xác cao bởi sự trợ giúp của robot phẫu thuật.
  • Hệ thống quản lý bệnh viện thông minh giúp công tác khám. Chữa bệnh và quản lý trở nên nhanh – gọn – chính xác. Giảm thời gian thủ tục hành chính, nâng cao năng suất của bệnh viện.

Những ứng dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực y học

Những ứng dụng công nghệ 4.0 trong lĩnh vực y học

Trí tuệ nhân tạo AI trong y học

Với trí tuệ nhân tạo AI giúp phân tích dữ liệu nhanh và chính xác. Đặc biệt trong y học dữ liệu rất phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao. Cụ thể, công nghệ AI giúp bác sĩ trong việc thu thập xử lý dữ liệu. Hỗ trợ công tác chẩn đoán, đánh giá kết quả, phát kiến phương pháp điều trị mới…

Một số ứng dụng của công nghệ nhân tạo AI trong ngành y tế:

Hỗ trợ chẩn đoán hình ảnh bệnh lý với hệ thống CAD giúp việc phát hiện chẩn đoán nhanh chóng và dễ dàng hơn.

  • Hỗ trợ phân tích, kiểm tra xét nghiệm.
  • Robot hỗ trợ các ca phẫu thuật đạt độ chính xác cao.
  • Hỗ trợ nghiên cứu phương pháp điều trị ung thư mới nhất.
  • Phân tích dữ liệu điều trị để lựa chọn ra các loại thuốc phù hợp trong điều trị bệnh.

>>> Tham khảo thêm chuyên mục

Công nghệ nano trong y học

Công nghệ nano gồm các công nghệ mới như công nghệ nano sinh học, hạt nano hóa học, nanorobots. Được áp dụng trong việc tiêu diệt tế bào ung thư, chống xơ vữa động mạch. Sửa chữa mô hỏng hoặc tái tạo thần kinh,…

Ứng dụng của công nghệ nano trong y học rất quan trọng trong việc điều trị bệnh với những lợi ích như:

  • Xác định và chẩn đoán bệnh nhanh và chính xác.
  • Xác định chính xác vị trí khối u, bất kể là khối u nhỏ giúp ngăn ngừa sự xâm lấn, di căn.
  • Tạo ra các dụng cụ cụ, kỹ thuật điều trị mới
  • Đưa thuốc vào tận tế bào gây bệnh nhanh chóng và chính xác. Không ảnh hưởng đến mô và tế bào khỏe mạnh.
  • Khử khuẩn và chống nhiễm trùng.
  • Chỉnh sửa gen và tế bào bị bệnh mà không ảnh hưởng đến các tế bào lành xung quanh.

Thách thức ứng dụng công nghệ 4.0 trong y học

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong y học đem lại nhiều lợi ích to lớn nhưng bên cạnh đó còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và công nghệ.

Thách thức ứng dụng công nghệ 4.0 trong y học

Những thách thức mà ngành y học cần phải vượt qua

Thách thức về cơ sở hạ tầng

Với nguồn dữ liệu vô cùng lớn tập hợp từ nhiều nguồn đòi hỏi cơ sở hạ tầng phải đủ mạnh để có thể lưu trữ, sắp xếp các dữ liệu khoa học. Đây cũng là vấn đề dẫn đến việc trao đổi dữ liệu. Giữa đồng nghiệp, giữa các bệnh viện. Hay giữa thầy thuốc và bệnh nhân trở nên khó khăn.

Thách thức về đào tạo và phát triển kỹ năng

Khi công nghệ ngày càng tiên tiến và luôn thay đổi, khiến tình trạng các bác sĩ, kỹ thuật viên nhiều tuổi. Giàu kinh nghiệm nhưng chưa được đào tạo bài bản. Hay chưa thành thạo về công nghệ. Trong khi đội ngũ các bác sĩ được đào tạo thì còn non kinh nghiệm.

Thách thức về an ninh, an toàn mạng

Đây cũng là thách thức lớn đối với ngành y tế khi phải đối mặt với những tin tặc lấy cắp dữ liệu.
Tuy nhiên, nếu có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý. Đồng thời sự đầu tư về cơ sở hạ tầng. Sẽ giúp y học vượt qua những khó khăn trên để tiến tới một nền y học hiện đại.

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ vẫn tiếp tục diễn ra và mạnh mẽ hơn trước. Do vậy việc vượt qua khó khăn ứng dụng công nghệ 4.0 trong y học sẽ giúp ngành y tế Việt Nam tiến xa hơn nữa, đạt nhiều thành tựu vượt bậc.

Ngoài ra đối với các trung tâm y tế, cơ sở khám chữa bệnh thì ngoài việc ứng dụng trong y học, cũng cần sự can thiệp của công nghệ để quản lý đồng bộ hệ thống trung tâm 1 cách tiện lợi, tạo điều kiện khám chữa bệnh nhanh nhất.

Hiệu quả khi ứng dụng công nghệ 4.0 trong y tế

Với tinh thần mong muốn nâng cao chất lượng khám – chữa bệnh. Nhiều phòng khám tư nhân và bệnh viện đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, bằng cách tiến hành đặt khám từ xa qua các ứng dụng hay tư vấn sức khỏe online, hiệu quả mang lại là rất rõ rệt, cùng với đó là giảm thiểu phần lớn thời gian chờ đợi cho bệnh nhân.

Tư vấn sức khỏe trực tuyến mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh. Từ tư vấn và chẩn đoán ban đầu, định hướng điều trị cho người bệnh, kê đơn thuốc (nếu cần). Hướng dẫn đi khám nếu bệnh phức tạp…

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người dân không nên đi khám chữa bệnh trực tiếp. Nhiều trường hợp bắt buộc phải đến phòng khám hay bệnh viện để điều trị như: trường hợp cấp cứu, chấn thương, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, những trường hợp bệnh nặng…

Thay vì lo sợ và chịu đau ở nhà, người bệnh nên tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ bằng cách khác. Điển hình nhất là giải pháp khám chữa bệnh từ xa qua video (còn gọi là tư vấn sức khỏe trực tuyến). Đây cũng là giải pháp được Bộ Y tế khuyến khích các bệnh viện, phòng khám thực hiện.