Trong các doanh nghiệp hiện nay, việc đăng ký bảo hiểm xã hội là điều cần được quan tâm và đẩy mạnh hơn nữa. Bởi nhờ có bảo hiểm xã hội mà việc lao động trở nên an tâm hơn. Tuy nhiên bảo hiểm xã hội bắt buộc ở các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn là một con số đáng báo động vì chưa có cái nhìn đúng đắn từ phía doanh nghiệp đối với loại bảo hiểm xã hội bắt buộc này. Vậy thực trạng của bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các doanh nghiệp hiện nay ra sao, chúng ta cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.
Bảo hiểm xã hội bắt buộc là như thế nào?
Bảo hiểm xã hội như một khoản dự trù cho người lao động ở trong những trường hợp cấp thiết. Như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết. Trên cơ sở đóng tiền vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội bao gồm bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trong đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức. Mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
Tình trạng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, hiện nay phần đóng cho bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp của chủ sử dụng lao động chiếm tới 2/3 tổng số tiền phải đóng. Điều này dẫn tới nhiều doanh nghiệp cố tình lách để giảm bớt phần trách nhiệm đóng các loại bảo hiểm.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam vừa có báo cáo về tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội và quản lý quỹ thời gian qua. Đề cập đến vấn đề tiền lương đóng bảo hiểm cho người lao động. Bảo hiểm Xã hội Việt Nam chỉ ra rằng, nhiều doanh nghiệp vẫn chủ yếu xây dựng thang, bảng lương để đóng tiền bảo hiểm xã hội bằng mức thấp nhất.
Cụ thể, tiền lương đóng cho bảo hiểm xã hội tại nhiều doanh nghiệp bằng mức lương tối thiểu vùng. Cộng thêm 7% đối với lao động đã qua đào tạo nghề. Và cộng thêm 5% hoặc 7% đối với lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Đặc biệt nặng nhọc độc hại và nguy hiểm.
Đối với lao động giữ chức vụ, khoảng 80% doanh nghiệp đã xây dựng thang, bảng lương cụ thể theo chức danh. Đơn cử như với chức vụ giám đốc sản xuất, giám đốc điều hành, trưởng phòng. Còn lại các doanh nghiệp xây dựng đối với lao động giữ chức vụ theo thang lương, bảng lương chuyên môn nghiệp vụ. Và bảng phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm.
Nguyên nhân doanh nghiệp lách luật bảo hiểm xã hội bắt buộc
Thống kê của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cũng cho thấy đa số doanh nghiệp đã đăng ký đóng tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động. Theo mức lương mà không có khoản bổ sung khác. Mặc dù quy định từ ngày 1/1/2018. Tiền lương tháng đóng cho bảo hiểm xã hội gồm mức lương, phụ cấp.
- Phụ cấp chức vụ, chức danh, phụ cấp trách nhiệm.
- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
- Phụ cấp thâm niên, phụ cấp khu vực.
- Phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
Và các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể. Cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lách luật của các doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trên là do phần số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp của chủ sử dụng lao động chiếm tới 2/3 tổng số tiền phải đóng.
Cụ thể mức tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng hiện nay là 32% lương và thu nhập. Trong đó chủ sử dụng lao động đóng 21,5%. Còn người lao động chỉ phải đóng tổng 10,5% số tiền phải nộp. Điều này dẫn tới nhiều doanh nghiệp cố tình lách để giảm bớt phần trách nhiệm đóng các loại bảo hiểm.
Giải pháp hạn chế thực trạng lách luật
Từ thực trạng trên, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam kiến nghị sửa đổi quy định về tiền lương nộp cho bảo hiểm xã hội. Điều đó đảm bảo hạn chế đến mức thấp nhất. Khả năng trốn tránh các khoản phải đóng của doanh nghiệp. Theo hướng quy định tiền lương làm căn cứ đóng thấp nhất. Phải bằng 70% bình quân tổng thu nhập của người lao động. Đồng thời tăng cường công tác thanh kiểm tra. Việc chấp hành quy định pháp luật về tiền lương. Xử lý nghiêm và kịp thời các vi phạm về tiền lương và bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, tình trạng nợ, trốn tiền bảo hiểm xã hội. Và bảo hiểm thất nghiệp vẫn xảy ra ở hầu hết các tỉnh, thành. Thống kê tới ngày 31/12/2020, tổng số nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là hơn 13.500 tỷ đồng, chiếm 3,35 % số phải thu. Trong đó: Số nợ bảo hiểm xã hội bắt buộc là hơn 8.600 tỷ đồng. Nợ bảo hiểm thất nghiệp là 335 tỷ đồng.