Theo báo cáo mới nhất của ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) về các thị trường trái phiếu Đông Á mới nổi trong đó có Việt Nam. So với các nước trong khu vực, trái phiếu đồng nội tệ của Việt Nam đã tăng 8,1% so với quý trước, đạt 71 tỷ USD. Đây là con số vô cùng triển vọng trước bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Theo nhận định của ADB,  tốc độ tăng trưởng hằng quý của Việt Nam cao nhất tốc độ tăng trưởng hằng quý cao nhất. Và tỷ lên này sẽ tiếp tục được cải thiện và tiến triển nếu việc tiêm chủng vắc-xin phòng bệnh Covid-19 đang triển khai nhanh chóng.

Thị trường trái phiếu đồng nội tệ Đông Á tiếp tục đà tăng trưởng

Cụ thể, cơ quan này cho biết, tới cuối năm 2020. Các thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ trong khu vực này đã tăng lên tới mức 20,1 nghìn tỷ USD. Tâm lý của nhà đầu tư và các điều kiện tài chính cũng được cải thiện.

“Các thị trường trái phiếu ở Đông Á mới nổi tiếp tục tăng trưởng, huy động nguồn vốn cho việc phục hồi bền vững của khu vực sau đại dịch. Các chiến dịch tiêm chủng thành công, lập trường chính sách tiền tệ thích ứng. Và việc nới lỏng hạn chế đang thúc đẩy các hoạt động kinh tế và đẩy nhanh quá trình phục hồi lên mức cao hơn”. Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB, ông Yasuyuki Sawada đánh giá.

Thị trường trái phiếu đồng nội tệ Đông Á tăng trưởng đầu năm 2021

Được biết, khu vực Đông Á mới nổi bao gồm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc); Hồng Kông – Trung Quốc; Indonesia; Hàn Quốc; Malaysia; Philppines; Singapore; Thái Lan và Việt Nam.

Cũng theo báo cáo, các đợt tiêm chủng vắc-xin đã bắt đầu tại hầu hết các thị trường trong khu vực. Giúp củng cố lòng tin. Đồng thời, tính bất định của quỹ đạo đại dịch. Đặc biệt liên quan tới các biến chủng mới và khả năng gia tăng các ca lây nhiễm, tiếp tục đè nặng lên triển vọng tăng trưởng. Việc tiếp cận vắc-xin không đồng đều và khả năng điều chỉnh giá tài sản. Do tăng lãi suất dài hạn cũng mang lại những rủi ro.

Dòng vốn đổ vào các thị trường trái phiếu đang dần phục hồi

Lợi suất trái phiếu chính phủ tại hầu hết các nền kinh tế phát triển và các thị trường Đông Á mới nổi. Đã gia tăng trong giai đoạn từ ngày 31/12/2020 tới ngày 15/2/2021. Trong khi đó, tâm lý nhà đầu tư được cải thiện giúp thúc đẩy hầu hết các thị trường vốn cổ phần và đồng tiền trong khu vực. Dòng vốn đổ vào các thị trường trái phiếu và vốn cổ phần của khu vực cũng phục hồi trong quý cuối cùng của năm 2020.

Thị trường trái phiếu đang dần phục hồi sau khi được đẩy mảnh dòng vốn đầu tư

Thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Đông Á mới nổi đạt 20,1 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 12/2020. Cao hơn 3,1% so với quý trước và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Quy mô của thị trường trái phiếu đã tăng tới mức tương đương 97,7%. Trên tổng sản phẩm nội địa của khu vực vào cuối quý 4/2020. Lượng phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ giữ vững ở mức 2 nghìn tỷ USD.

Trái phiếu chính phủ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng trái phiếu khu vực. Ở mức 12,4 nghìn tỷ USD vào cuối tháng 12. Trong khi trái phiếu doanh nghiệp tăng lên tới 7,7 nghìn tỷ USD. Trung Quốc vẫn là thị trường trái phiếu lớn nhất của khu vực. Chiếm 77,4% tổng lượng trái phiếu của khu vực Đông Á mới nổi.

Trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam tăng mạnh 8,1%

Đáng chú ý, thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ của Việt Nam tăng 8,1% so với quý trước. Đạt 71 tỷ USD vào cuối tháng 12/2020. Sự gia tăng đều đặn ở cả hai mảng trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp đã hỗ trợ cho sự tăng trưởng này.

Trong đó, trái phiếu chính phủ của Việt Nam tăng 7,1% so với quý trước. Đạt 58,8 tỷ USD vào cuối tháng 12. Chiếm 82,8% tổng lượng trái phiếu của cả nước. Trái phiếu doanh nghiệp cũng duy trì đà tăng trưởng. Với mức tăng 13,6% so với quý trước và 169,5%. So với cùng kỳ năm trước, đạt 12,2 tỷ USD.

Cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhất về thị trường trái phiếu tại đây

Covid-19 vẫn là rủi ro lớn nhất

Nếu tính theo tỷ lệ phần trăm của GDP, thị trường trái phiếu Đông Á mới nổi đã tăng từ 91,6% vào cuối tháng 6 lên tới 95,6% vào cuối tháng 9/2020. Tỷ lệ trái phiếu đang lưu hành trên GDP gia tăng chủ yếu do các chính phủ trong khu vực tăng tài trợ. Để đẩy lùi những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.

Đại dịch Covid-19 vẫn là mối lo với thị trường trái phiếu đồng nội tệ của Việt Nam

Phân khúc trái phiếu chính phủ của Việt Nam đã tăng 9,1% so với quý trước vào cuối tháng 9 năm 2020. Đạt 54,7 tỷ USD – chiếm 83,8% tổng lượng trái phiếu của cả nước. Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Tăng 26,9% so với quý trước vào quý III năm 2020, đạt 10,6 tỷ USD. Tăng trưởng hằng năm của trái phiếu doanh nghiệp đạt mức 129,1% vào cuối tháng 9 năm nay.

Theo các chuyên gia của ADB, Covid-19 vẫn là rủi ro tiêu cực lớn nhất đối với thị trường trái phiếu Đông Á mới nổi và triển vọng toàn cầu. Nhất là khả năng có các làn sóng lây nhiễm mới. Cùng với đó là các lệnh phong tỏa và những hạn chế khác đối với các hoạt động kinh tế. Căng thẳng thương mại tiếp diễn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ cũng là một nguy cơ khác.