Khi USD tăng nhanh thì nhiều nhà chiến lược kinh tế đã đưa ra cảnh báo. Đặc biệt đối với những nhà đầu tư thì đây là tình trạng nguy hiểm. Vậy cho nên hãy dừng việc thu mua USD ở thời điểm hiện tại lại. Nếu như so sánh với những đồng tiền ngoại tệ khác của đối tác thì USD vẫn đang nhích lên. Nguyên nhân là bởi tại Mỹ đang có làn sóng kinh tế lạc quan. Nhất là giữa thời điểm thực hiện tiêm vaccine covid số lượng lớn thì quỹ đạo sẽ không ổn định. Lợi xuất từ trái phiếu của kho bạc thì cũng đang tăng rất cao.

Tỷ giá đồng tiền ngoại tệ USD

Về tỷ giá USD so với các loại tiền khác ngoài EUR, việc USD tăng quá nhanh trong vài tuần qua đã khiến một số nhà phân tích cảnh báo nhà đầu tư không nên theo đuổi mua tiếp đồng USD ở mức giá hiện tại. Minori Uchida, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu thị trường toàn cầu thuộc Ngân hàng MUFG ở Tokyo, cho biết: “Đồng euro đã phá vỡ đường trung bình 200 ngày gần đây và đó là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy EUR sẽ còn giảm nữa”.

Tỷ giá đồng tiền ngoại tệ USD

“Tuy nhiên, yen Nhật đã hồi phục, cho thấy USD đã tăng hết ngưỡng so với JPY. Thời gian qua, USD tăng so với JPY là do lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng, nhưng yếu tố đó dường như đã hết tác động”. EUR sáng nay ở mức 1,1776 USD, sát mức thấp nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Trong khi đó, 1 USD đổi được 109,21 JPY, gần sát mức cao nhất kể từ tháng 6 năm ngoái. So với franc Thụy Sỹ, USD hôm nay tăng 0,5% so với hôm qua.

Kết quả khảo sát của Ifo (Đức) cho thấy niềm tin kinh doanh của Châu Âu đã được cải thiện. Tuy nhiên, điều đó cũng khó có thể ngăn chặn được đà giảm giá của đồng EUR, do lo ngại về việc triển khai tiêm chủng vắc xin chậm trễ và nhiều vấn đề khác liên quan đến việc tiêm vắc xin, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở khu vực này.

So sánh với một số đồng tiền khác

Riêng bảng Anh lội ngược dòng tăng so với USD, theo đó Bảng tăng lên 1,3747 USD, sau khi tăng 0,4% so với ngày hôm qua. Dữ liệu sẽ được công bố trong ngày hôm nay cho thấy sự phục hồi doanh số bán lẻ của Anh – điều có thể giúp đồng bảng Anh tăng giá hơn nữa. Đô la Australia và đô la New Zealand đã hồi phục trở lại sau khi giảm mạnh mấy phiên đầu tuần. Các nhà phân tích cho biết 2 đồng tiền này có khả năng còn tiếp tục tăng trong vài ngày tới vì hai nước này đã có những thành công nhất định trong việc kiềm chế Covid-19, là điều kiện để kinh tế hồi phục trở lại.

So sánh với một số đồng tiền khác

Đối với tiền tệ châu Á, USD sáng nay đã giảm giá trở lại. So với một số loại như đô la Singapore, nhân dân tệ, rupee. Tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) sáng 26/3 được Ngân hàng Nhà nước công bố. Ở mức 23.230 VND/USD; tăng tiếp 12 đồng so với hôm qua. Với biên độ +/-3% đang được áp dụng. Tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.926 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.535 VND/USD.

Tình trạng khác liên quan

Trong số các nền kinh tế lớn, Mỹ đang nổi lên về việc triển khai tiêm vắc xin Covid-19 một cách tích cực. Số liệu mới đây cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ tuần qua đã giảm xuống mức thấp nhất trong một năm. Trong khi Tổng thống Joe Biden cho biết ông sẽ thực hiện kế hoạch triển khai tiêm chủng lần 2. Sau khi đạt được mục tiêu 100 triệu mũi trước thời hạn 42 ngày. Cả 2 yếu tố này đều hậu thuẫn cho USD tăng. Hôm nay Mỹ sẽ công bố dữ liệu về tiêu dùng cá nhân. Từ đó sẽ có thêm manh mối về triển vọng hồi phục kinh tế Mỹ.

Bitcoin sáng nay ở mức 52.360,51 USD. Hôm qua, Bitcoin có lúc đã lên tới 57.000 USD sau khi ông chủ Tesla Inc, Elon Musk, cho biết khách hàng có thể mua ô tô điện của công ty bằng tiền kỹ thuật số. Giá vàng sáng nay giảm tiếp xuống mức thấp nhất hơn 1 tuần, theo đó vàng giao ngay giảm 0,2% xuống 1724,03 USD/ounce, vàng giao tháng 4 giảm 0,1% xuống 1.722,70 USD/ounce.

Việt Nam bị “đô la hóa” bởi lãi suất cao

Nguyễn Đức Độ: Tôi không nghĩ rằng, câu chuyện “chảy máu ngoại tệ” ra nước ngoài như báo chí thông tin mấy ngày qua có liên quan mật thiết với chính sách áp trần lãi suất tiền gửi USD ở mức 0% của NHNN. Nếu mục tiêu của người dân là tìm kiếm lợi nhuận. Họ có thể gửi tiết kiệm VND ở trong nước với lãi suất 5%. Thay vì gửi USD ở Mỹ với lãi suất 1%. Vì rủi ro tỷ giá trong vòng 5 năm qua chỉ vào khoảng 2%/năm. Còn việc gửi tiền ra nước ngoài cũng rất phức tạp. Nhiều rủi ro và cũng mất chi phí không nhỏ.

Việt Nam bị "đô la hóa" bởi lãi suất cao

Các dòng tiền chảy ra nước ngoài mua bất động sản có thể có nhiều mục đích khác. Chẳng hạn như chuẩn bị cho việc định cư ở nước ngoài. Hay phục vụ việc học hành của con cái. Những người rất nhiều tiền cũng sẽ có nhu cầu đa dạng hóa tài sản ở nhiều nơi khác nhau. Và động cơ này không phụ thuộc vào việc lãi suất USD tăng thêm vài điểm phần trăm.

Nếu nắm giữ VND có lợi như vậy. Tại sao tín dụng ngoại tệ trong 6 tháng đầu năm 2017 lại tăng nhanh hơn so với cùng kỳ? Theo tôi, vấn đề nằm ở chỗ lãi suất cho vay VND hiện đang ở mức khá cao. Trung bình là 7% trong năm 2016, theo Ngân hàng Thế giới. Nếu rủi ro tỷ giá chỉ vào khoảng 2%, các doanh nghiệp sẽ sẵn sàng vay USD với mức lãi suất từ 4-5%. Và các NHTM sẽ sẵn sàng huy động USD với lãi suất khoảng 1-2%.