Giao dịch ngoại tệ trước nay đều cần phải có một khoản phí được thu bởi ngân hàng. Tuy nhiên thì hiện tại đã có thông tư mới được ban hành và hướng dẫn giao dịch tiền ngoại tệ. Từ đó mà những đơn vị tín dụng sẽ được ngoại hối. Thế nhưng không cần phải mất phí cho ngân hàng mà tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm về phí. Đồng thời phải đảm bảo an toàn cũng như tuân thủ pháp luật. Những điều này áp dụng cho cả giao dịch thông qua điện thoại hay điện tử. Ngoài ra thì việc thu mua ngoại tệ của ngân hàng cũng đã có một số điều chỉnh nhất định.

Ngân hàng không thu phí giao dịch ngoại tệ

Theo Thông tư này, tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn với tổ chức tín dụng được phép khác. Tổ chức tín dụng cũng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch bán quyền chọn với tổ chức kinh tế. Đồng thời, tổ chức tín dụng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay, giao dịch kỳ hạn với người cư trú là tổ chức khác và cá nhân.

Ngân hàng không thu phí giao dịch ngoại tệ

Bên cạnh đó, tổ chức tín dụng cũng được phép được thực hiện giao dịch giao ngay với người không cư trú là tổ chức, cá nhân; được giao dịch bán ngoại tệ kỳ hạn với người không cư trú quy định; với người không cư trú là nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trái phiếu Chính phủ phát hành bằng Đồng Việt Nam tại thị trường trong nước để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho trái phiếu đầu tư của nhà đầu tư.

Thông tư số 02/2021/TT-NHNN quy định rõ 3 phương thức giao dịch. Thứ nhất, giao dịch ngoại tệ được thực hiện thông qua giao dịch trực tiếp hoặc giao dịch qua các phương tiện giao dịch, bao gồm điện thoại và phương tiện điện tử.

Các phương tiện giao dịch

Tiếp theo, giao dịch ngoại tệ thực hiện qua phương tiện điện tử, điện thoại do các bên tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm, đảm bảo an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin phù hợp với quy định của pháp luật. Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản nếu đáp ứng quy định tại Điều 12 Luật Giao dịch điện tử. Giao dịch ngoại tệ thực hiện thông qua phương tiện điện tử phải tuân thủ quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

Cuối cùng, trường hợp giao dịch qua điện thoại, tổ chức tín dụng được phép phải quy định và thông báo với đối tác các số điện thoại được phép sử dụng để giao dịch. Điện thoại phải có chức năng ghi âm và đảm bảo truy xuất được nội dung thỏa thuận giao dịch với đối tác để sử dụng cho mục đích lập xác nhận giao dịch, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng và xử lý tranh chấp (nếu có). Đặc biệt, tổ chức tín dụng được phép không được thu phí giao dịch đối với giao dịch ngoại tệ. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 17/5/2021 và thay thế Thông tư số 15/2015/TT-NHNN.

Thay đổi về thu mua ngoại tệ

Ngân hàng Nhà nước vừa có thêm điều chỉnh về tần suất giao dịch ngoại tệ với các ngân hàng thương mại. Theo nguồn tin BizLIVE tham khảo. Chiều nay (17/2), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có thông báo về giao dịch chào mua ngoại tệ. Với điều chỉnh mới so với trước. Cụ thể, NHNN vẫn tiếp tục ngừng mua ngoại tệ (USD) giao ngay. Duy trì phương thức mua kỳ hạn như áp dụng từ đầu năm đến nay. Với kỳ hạn 6 tháng; giá mua vẫn giữ nguyên 23.125 VND; tuy nhiên tần suất đã thay đổi.

Thay đổi về thu mua ngoại tệ

Kể từ khi chuyển nhịp từ mua giao ngay sang mua kỳ hạn vào đầu năm nay. NHNN duy trì giao dịch mua vào hàng ngày với các ngân hàng thương mại. Kèm cơ chế cho phép hủy ngang 01 lần. Còn theo thông báo mới nói trên. Nhà điều hành sẽ chuyển sang tần suất thực hiện mua vào 01 lần trong tuần. Và ấn định vào thứ Tư; kỳ hạn vẫn giữ nguyên 6 tháng và mức giá mua vào hiện vẫn là 23.125 VND.

Như vậy, sau khi có bước giảm khá mạnh. Là 50 VND giá mua vào cuối năm 2020 theo phương thức mua giao ngay. NHNN lần lượt có các điều chỉnh trong hoạt động mua vào ngoại tệ. Chuyển sang mua kỳ hạn. Rồi giãn tần suất giao dịch như đề cập ở trên.