Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra số liệu cũng như tổ chức họp báo để nêu ra kết quả hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng. Theo bảng số liệu được công bố và thống kê, tình hình kinh tế và mức giao dịch của các ngân hàng có hiệu quả tích cực.
Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng nên kiểm soát chặt chẽ các rủi ro trong giao dịch. Đồng thời có những giải pháp gỡ rối trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, trong nửa năm 2021 các ngân hàng đã có những bước tiến rõ rệt và thu về lợi nhuận khả quan.
Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng
Sáng ngày 21/6, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức họp báo thông tin về kết quả hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2021. NHNN cho biết đã điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ. Duy trì thanh khoản hệ thống, đồng bộ các giải pháp tiền tệ, tín dụng, thanh toán. Góp phần ổn định thị trường và phục hồi tăng trưởng trước các tác động khó lường của dịch Covid-19. Đến ngày 15/6, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 3,96%. So với cuối năm 2020 và tăng 14,27% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong điều hành tín dụng, NHNN tiếp tục chỉ đạo các TCTD tăng trưởng tín dụng có hiệu quả. Tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng ngân hàng. Đến ngày 15/6, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 5,1% so với cuối năm 2020 (cùng kỳ năm 2020 tăng 2,26%).
Tổ chức tín dụng đã bơm thêm hơn 460 nghìn tỷ đồng ra nền kinh tế
Trước đó, theo NHNN, cuối năm 2020, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế đã đạt hơn 9,192 triệu tỷ đồng. Như vậy, ước tính từ đầu năm đến nay; hệ thống TCTD đã bơm thêm hơn 460 nghìn tỷ đồng tín dụng ra nền kinh tế.
Tại họp báo, NHNN cũng cho biết đến ngày 31/5/2021. Các TCTD đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 257.602 khách hàng với dư nợ 336.663 tỷ đồng; miễn giảm, hạ lãi suất cho 676.690 khách hàng với dư nợ hơn 1,27 triệu tỷ đồng. Cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch với doanh số lũy kế từ 23/1/2020 đến nay là hơn 3,5 triệu tỷ đồng.
Hoạt động thanh toán không tiền mặt tăng cao
Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đến 31/5/2021 đã thực hiện gia hạn nợ cho 174.871 khách hàng. Với dư nợ hơn 4.300 tỷ đồng, cho vay mới đối với hơn 3 triệu khách hàng với tổng số tiền hơn 111 nghìn tỷ đồng.
Hoạt động thanh toán không tiền mặt trong những tháng đầu năm tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá. So với cùng kỳ 4 tháng đầu năm 2020. Giao dịch qua kênh Internet tăng trưởng tương ứng 65,9% về số lượng và 31,2% về giá trị. Giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng trưởng 86,3% về số lượng và 123,1% về giá trị. Giao dịch qua kênh QR Code tăng tương ứng 95,7% về số lượng và 181,5% về giá trị.
Quy định mới về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng
Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 39/2016/TT-NHNN; quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Theo đó, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng. Phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường.
Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
- Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật.
- Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
- Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp. Có phương án sử dụng vốn khả thi. Có khả năng tài chính để trả nợ.
Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định. Do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận. Nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ. Nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.