Phiên giao dịch vào cuối tuần 7/6 thị trường đã xác lập được thời khắc lịch sử khi VN-Index đã tiếp tục lập đỉnh cao mới. Tuy vậy thị trường lại xuất hiện yếu tố để phân kỳ khá rõ, khi mà chỉ có VN-Index vượt đỉnh còn lại các chỉ số khác thì không; đồng thời có rất nhiều cổ phiếu đã không thể nào vượt đỉnh tương ứng.

Hiện tượng lệch nhịp đã khiến không ít nhà đầu tư luôn chỉ chú ý tới diễn biến vượt đỉnh lúc này của VN-Index mà quên đi rằng các cổ phiếu không phải vậy. Điển hình là chỉ số cổ phiếu VN30-Index vẫn chưa thể vượt đỉnh vào đầu tháng 6. Trong tổng số 30 mã của rổ cổ phiếu này, hiện chỉ có duy nhất mã VCB và KDH là đóng cửa khi cao hơn đỉnh gần nhất hay đỉnh lịch sử của chính mình.

Hiện tượng vượt qua đỉnh bằng các cổ phiếu có vốn hóa lớn luân phiên là 1 điều rất khó chịu vì rất khó để có thể biết khi nào sẽ đến lượt các trụ nào tăng giá. Chẳng hạn mã VCB khiến mọi người thất vọng rất nhiều tháng qua đã đột ngột tăng tốt trong tuần. Nhưng biến động này chủ yếu chỉ vào 1 phiên cuối tuần. Một yếu tố khác cần chú ý trong tuần “vượt đỉnh” của các chỉ số, đó là động thái mua đột biến cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài.

Nhận định thị trường tuần “vượt đỉnh” 14/6 – 18/6/2021

Tính chung cả tuần, VN-Index tăng 26,03 điểm. 4 cổ phiếu hàng đầu là VHM, VCB; GVR và GAS đóng góp gần 19 điểm. Trong đó, phiên quyết định ngày 18/6; VHM và VCB đóng góp 7,5 điểm. Yếu tố quyết định để đưa VN-Index vượt đỉnh.

Hai cổ phiếu siêu lớn là VHM và VCB đều là những blue-chips chậm nhịp trong diễn biến tăng tháng 5 và nửa đầu tháng 6. Tuy nhiên đến thời điểm quan trọng, sức mạnh vốn hóa được thể hiện một cách rõ ràng. Đây cũng là nguyên nhân tạo nên sự lệch nhịp giữa VN-Index và VN30-Index trong tuần qua: Trong khi VN-Index tăng 1,9% thì VN30-Index giảm 0,4%.

Nhận định thị trường tuần 14/6 - 18/6/2021

Hiện tượng lệch nhịp khiến không ít nhà đầu tư chỉ chú ý tới diễn biến vượt đỉnh của VN-Index. Mà quên đi rằng cổ phiếu không phải vậy. Điển hình là chỉ số VN30-Index vẫn chưa thể vượt đỉnh đầu tháng 6. Trong tổng số 30 mã của rổ này, hiện chỉ có duy nhất VCB và KDH là đóng cửa cao hơn đỉnh gần nhất. Hoặc đỉnh lịch sử của chính mình. Tỷ lệ gần 6,7%.

12/70 mã có giá đóng cửa lịch sử

Với rổ VNMidcap, có 12/70 mã có giá đóng cửa trên đỉnh cao lịch sử mới là VSH; VCI, SJS, KOS, HSG, FLC, DPM, DCM; BWE, BMI, ANV, AAA. Tỷ lệ đạt 17,1%. Rổ VNSmallcap có 10/162 cổ phiếu tương tự, tỷ lệ 6,2%.

Như vậy thị trường đang trong một xu hướng “vượt đỉnh” chỉ với số rất ít cổ phiếu. Còn đa số vẫn đang ở mặt bằng giá thấp hơn đáng kể. Thậm chí ngay trong VN30 cũng có hàng loạt cổ phiếu vẫn đang trong xu hướng điều chỉnh ngắn hạn. Do đã tạo đỉnh thứ hai thấp hơn đỉnh đầu tháng 6.

Tình trạng này thường xuyên diễn ra. Do thói quen đánh đồng giữa VN-Index và thị trường. Tuy nhiên nhà đầu tư nên đánh giá thận trọng hơn căn cứ vào chính diễn biến danh mục của mình. Không phải VN-Index “vượt đỉnh”. Thị trường “vượt đỉnh” cũng có nghĩa là cổ phiếu sẽ tăng giá.

Vượt đỉnh bằng các cổ phiếu vốn hóa lớn luân phiên

Hiện tượng vượt đỉnh bằng các cổ phiếu vốn hóa lớn luân phiên là điều rất khó chịu. Vì rất khó để biết khi nào sẽ đến lượt trụ nào tăng giá. Chẳng hạn VCB khiến mọi người thất vọng nhiều tháng qua đột ngột tăng tốt trong tuần. Nhưng biến động chủ yếu chỉ ở 1 phiên cuối tuần: Cả tuần VCB ghi nhận tăng 5,5% thì riêng ngày cuối tuần tăng 4,1%.

Vượt đỉnh bằng các cổ phiếu vốn hóa lớn luân phiên

Một yếu tố nữa cần chú ý trong tuần “vượt đỉnh” của chỉ số. Là động thái mua đột biến của nhà đầu tư nước ngoài. Cuối tuần là phiên cả hai quỹ ETF ngoại thực hiện tái cơ cấu và mua vào nhiều theo quy định. Có thể thấy rõ sức cầu này ở VCB và VHM. Vì vậy diễn biến giá vẫn chưa thực sự thể hiện dòng tiền có thay đổi nào lớn.

Mặt khác, trong phiên bùng nổ cuối tuần, thanh khoản thực tế là yếu. Ở sàn HoSE, 4 phiên đầu tuần giá trị khớp lệnh trung bình đạt 22.176 tỷ đồng thì phiên cuối tuần chỉ đạt 20.915 tỷ đồng. Cần lưu ý rằng các phiên ETF giao dịch thường có thanh khoản đột biến. Không rõ do hạn chế về hệ thống giao dịch khiến các quỹ này chưa thể tái cơ cấu hoàn toàn hay không?

Dòng tiền có dấu hiệu dịch chuyển nhẹ

Trong khi đó dòng tiền có dấu hiệu dịch chuyển nhẹ sang nhóm Midcap. Rổ này tuần qua giao dịch khớp lệnh trung bình 6.224 tỷ đồng/phiên, mức cao kỷ lục. Riêng phiên cuối tuần giá trị đạt 6.856 tỷ đồng, cũng là cao kỷ lục.

Dĩ nhiên các con số này còn không bằng mức giao dịch của nhóm cổ phiếu ngân hàng trong một ngày, nhưng khả năng hấp thụ lượng tiền ở các cổ phiếu Midcap không thể so sánh với blue-chips.

Dòng tiền có dấu hiệu dịch chuyển nhẹ

Điểm tích cực chính là việc dòng tiền ngắn hạn vẫn đang vận động một cách mạnh mẽ, tìm kiếm cơ hội ở các cổ phiếu/nhóm cổ phiếu khác nhau. Nếu dòng tiền lớn giảm giao dịch ở các cổ phiếu blue-chips và dẫn đến thanh khoản chung giảm, hiệu ứng sẽ là biến động giá ở nhóm blue-chips giảm xuống.

Điều này sẽ tiếp tục khiến sự lệch nhịp giữa cổ phiếu với chỉ số diễn ra rõ hơn, nếu VN-Index vẫn còn trụ đẩy lên. Ngược lại, nếu các cổ phiếu lớn chỉ tăng 1-2 phiên dưới hiệu ứng nhất thời, VN-Index sẽ quay đầu điều chỉnh ngay cả khi đã vượt đỉnh vào cuối tuần trước.