Theo dữ liệu do Bloomberg tổng hợp trong năm nay, các công ty bất động sản chiếm 27% trong 15,1 tỷ USD vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm. Trước đó, vào năm 2015 thời điểm thị trường chứng khoán Trung Quốc sụp đổ, con số tổng số tiền vỡ nợ chỉ ở mức 8,9 tỷ nhân dân tệ. Đây là con số không hề nhỏ. Đặc biệt, tốc độ vỡ nợ nhanh kỷ lục. Thậm chí các nhà chức trách đã tăng cường nỗ lực nhằm đưa ra các biện pháp kỷ luật để đảm bảo minh bạch về tài chính hơn trên thị trường trái phiếu lớn thứ hai thế giới này.

Trái phiếu Trung Quốc vỡ nợ kỷ lục trong năm nay

Dữ liệu của Bloomberg cho biết, trong 3 tháng đầu năm. Các doanh nghiệp Trung Quốc đã vỡ nợ 11,4 tỷ USD trái phiếu phát hành trong nước. Cao hơn gấp đôi kỷ lục cũ thiết lập năm ngoái. Còn vỡ nợ trái phiếu phát hành ở nước ngoài tăng gần gấp 3, lên 3,7 tỷ USD. Lĩnh vực bất động sản chiếm 27% tổng giá trị các vụ vỡ nợ.

Trái phiếu Trung Quốc vỡ nợ kỷ lục trong năm nay

Chính phủ Trung Quốc đang áp dụng biện pháp hạn chế tình trạng nợ gia tăng trong bất động sản. Tái tập trung vào các rủi ro tài chính sau một thời gian ngừng lại vì Covid-19. Tháng trước, giới chức ngân hàng Trung Quốc đã bày tỏ lo ngại về bong bóng bất động sản.

Các diễn biến trên thị trường gần đây cũng cho thấy rủi ro ngày càng tăng đối với các nhà đầu tư. Các công ty bất động sản nhằm trong nhóm doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhiều nhất từ nỗ lực giảm nợ của Bắc Kinh.

Tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản trung Quốc vài năm trở lại tăng nhanh

Nhà phân tích Huang Weiping tại Công ty chứng khoán Industrial đánh giá các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc sẽ để nhiều công ty vỡ nợ hơn trong năm nay. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực năng lượng. Và công ty bất động sản vay nhiều, nợ chồng chất.

Tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản trung Quốc đã tăng nhanh trong vài năm qua. Trong quý I/2021, theo dữ liệu của Bloomberg. China Fortune Land Development và Tianjin Real Estate Group đã mất khả năng thanh toán 10 tỷ nhân dân tệ trái phiếu. Công ty máy tính Tsinghua Unigroup và Hainan Airlines Holding cũng chạm mức tương đương trong thời gian này.

Nếu chia theo địa phương, Hải Nam có tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu cao nhất trong quý I với 23 tỷ NDT. Bắc Kinh và Thiên Tân lần lượt ở các vị trí thứ hai và ba.

Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu cần xem xét rủi ro tín dụng đơn lẻ

Theo Jean-Charles Sambor, người đứng đầu bộ phận nợ thị trường mới nổi tại BNP Paribas Asset Management cho biết. Nhiều vụ vỡ nợ hơn là một phần của thị trường tín dụng lành mạnh. Khi những trái phiếu lãi suất cao được định giá rủi ro phù hợp.

“Các nhà hoạch định chính sách sẵn sàng vạch ra một ranh giới. Giữa những gì có tính hệ thống và những gì không mang tính hệ thống. Họ muốn tăng thêm rủi ro tín dụng vào hệ thống và thay đổi tư duy của các nhà đầu tư. Buộc họ phải xem xét rủi ro tín dụng đơn lẻ. Hơn là suy đoán về khả năng được hỗ trợ từ chính phủ trung ương”. Ông nhận xét.

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang gặp nhiều vấn đề khó khăn

Nợ quá hạn là yếu tố rất quan trọng trong việc giúp phát triển một thị trường trưởng thành và hiệu quả. Ccải thiện tính minh bạch, giảm rủi ro đạo đức và thúc đẩy đánh giá lại rủi ro. Tăng cường kỷ luật tài chính cho các công ty và cải thiện xếp hạng tín dụng. Để phục vụ mục tiêu dài hạn của Bắc Kinh. Sẽ thu hút nhiều tiền nước ngoài hơn vào thị trường vốn của đất nước. Đặc biệt là từ các nguồn ổn định hơn như quỹ hưu trí và công ty bảo hiểm thay vì dòng tiền nóng.

Trong báo cáo tiền tệ quý I/2021 được công bố hôm thứ Ba (11/4), Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã thúc giục thiết lập một cơ chế để các nhà lãnh đạo đảng và chính phủ địa phương chịu trách nhiệm về những rủi ro tài chính lớn.